Trở lại trang chủ
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP giải trình biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát.
Kết thúc quý 2/2022, HVN ghi nhận doanh thu đạt 18.429 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 30.113 tỷ đồng, tăng 113% so với cùng kỳ (14.126 tỷ).
Sau khi khấu trừ chi phí, HVN báo lỗ 2.568 tỷ – giảm 53% so với cùng kỳ – trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm 44% từ 3.937 tỷ đồng, xuống còn 2.243 tỷ đồng, luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận lỗ 5.254 tỷ đồng, giảm gần 3.400 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thời điểm 30/6/2022, lỗ lũy kế của Vietnam Airlines là khoảng 28.900 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu âm 4.914 tỷ đồng, tăng 2.700 tỷ đồng so với thời điểm quý 1/2022.
HVN cho biết, đây là kết quả bước đầu khả quan sau khi HVN chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp ngắn hạn và dài hạn để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh covid và cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và bổ sung nguồn vốn và dòng tiền cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên do thị trường vận chuyển quốc tế vẫn đang phục hồi chậm, cộng thêm một số yếu tố tiêu cực phát sinh như xung đột chiến tranh Nga – Ukraine đẩy giá nhiên liệu tăng cao, ảnh hưởng xấu đến khai thác quốc tế của HVN; các rủi ro tài chính (tỷ giá, lãi suất) gia tăng nên hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tiếp tục bị thua lỗ trong Quý 2 và 06 tháng đầu năm 2022.
Theo dự báo, thị trường quốc tế sẽ từng bước được phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cũng sẽ có kết quả tích cực hơn vào nửa cuối năm 2022 và năm 2023.
Tổng công ty đã hoàn thành Đề án cơ cấu lại Tổng công ty giai đoạn 2021-2025 (Đề án), đã báo cáo Đại hội đồng cổ đồng thường niên 2022 và đang trình cấp có thẩm quyền. Trong đề án, năm 2022 Tổng công ty sẽ thực hiện đồng bộ 03 nhóm giải pháp để khắc phục tình trạng lỗ họp nhất và âm vốn chủ sở hữu hợp nhất bao gồm:
Một là, giải pháp cải thiện két quả hoạt động kinh doanh vận tải hàng không: thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường thích nghi, nhanh chóng phục hồi và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh; sử dụng hiệu quả năng lực sản xuất không đẩy lỗ lũy kế tăng cao trong giai đoạn thị trường chưa phục hồi hoàn toàn và tiến tới có lãi trong các năm sau.
Hai là, tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền. Trong công bố trước HVN cho biết, Vietnam Airlines sẽ triển khai bán hoặc bán và thuê lại các tàu bay cũ; thoái vốn, chuyển nhượng vốn đối với một số danh mục đầu tư tài chính. Giải pháp này sẽ được thực hiện chủ yếu từ 2022-2024.
Ba là, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cũng theo HVN, trên cơ sở phê duyệt Đề án của cấp có thẩm quyền, hàng Quý Tổng công ty sẽ tiếp tục báo cáo cập nhật kết quả triển khai các giải pháp nêu trên theo yêu cầu của HOSE.
Tổng biên tập:
TS. Chử Văn Lâm
Tổng thư ký tòa soạn:
Đào Quang Bính
Giấy phép Tạp chí điện tử số:
272/GP-BTTTT ngày 26/6/2020
Phát triển bởi Hemera Media
Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.
Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 62603760
Điện thoại: 02437552050