Để đến Hoa Kỳ theo tính chất tạm thời, với mục đích du lịch, làm việc ngắn hạn, học tập và trao đổi văn hóa.
Đối với công dân nước ngoài muốn cư trú lâu dài tại Hoa Kỳ.
Thông điệp an ninh cho công dân Hoa Kỳ ở Việt Nam
Công dân Hoa Kỳ tại Việt Nam xin liên hệ: – Hà Nội: (024) 3850-5000 – TP. Hồ Chí Minh: (028) 3520-4200 hoặc (028) 3520-4600
Ngoài giờ làm việc xin liên hệ: – Hà Nội: (024) 3850-5000 – TP. Hồ Chí Minh: (028) 3520-4200 hoặc (028) 3520-4600
Nếu gọi từ ngoài lãnh thổ Việt Nam xin liên hệ: – Hà Nội: +8424-3850-5000 – TP. Hồ Chí Minh: +8428-3520-4200 hoặc +8428-3520-4600
Tìm hiểu thêm về chất lượng các cơ hội giáo dục đại học ở Hoa Kỳ, bạn sẽ không tìm thấy bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Số 7 Láng Hạ
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84-24-3850-5000
4 Lê Duẩn, Quận 1
Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: +84-28-3520-4200
Link to source: End of the translation
Language: Vietnamese
Title: Ngoại trưởng Antony J. Blinken “Một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở”
Subtitle: None
Department: BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ
Office: Văn phòng Phát ngôn viên
Date: 2021/12/14
Ngoại trưởng Antony J. Blinken “Một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở”
BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ
Văn phòng Phát ngôn viên
PHÁT BIỂU
Ngày 14 tháng 12 năm 2021
Đại học Indonesia
Jakarta, Indonesia
BÀ KUSUMAYATI: Kính thưa Ngài Ngoại trưởng; thưa các Ngài Đại sứ; thưa Ngài Tổng Thư ký ASEAN; thưa Ngài Hiệu trưởng Đại học Indonesia; thưa ngài chủ tịch Hội đồng Ủy thác Hoa Kỳ-Indonesia; thưa các vị khách quý và thưa toàn thể quý vị:
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhau tạ ơn Đấng Toàn Năng đã ban phước cho chúng ta, để ngày hôm nay chúng ta được gặp gỡ nhau tại đây trong điều kiện mạnh khỏe và sung túc. Tôi vô cùng vinh hạnh được gửi lời chào mừng nồng nhiệt nhất tới tất cả quý vị đã đến thăm khuôn viên của trường Đại học Indonesia tại Thành phố Depok hôm nay.
Trường Đại học Indonesia vô cùng vinh dự và vui mừng được là chọn là địa điểm cho bài phát biểu của Ngài Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. Đại học Indonesia, đúng như tên gọi của mình, tự hào được mang tên đất nước Indonesia. Chúng tôi nhận thức được rằng đây vừa là một vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm to lớn của chúng tôi.
Tầm nhìn của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của các lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn hóa, cũng như cách chúng tôi thúc đẩy các lĩnh vực đó để mang lại lợi ích cho người dân Indonesia, như thế giới đang trông đợi ở chúng tôi.
Kính thưa toàn thể quý vị, như tất cả chúng ta đều đang phải trải qua, các vấn đề phức tạp và có ảnh hưởng sâu rộng đang diễn ra xung quanh chúng ta, bao gồm đại dịch COVID-19, thiên tai, sự ấm lên toàn cầu, biến đổi khí hậu cũng như nhiều vấn đề khác. Không có một giải pháp tức thời nào để giải quyết tất cả những vấn đề đó, song chúng ta đều tin tưởng vào việc cùng nhau đầu tư thời gian, tập hợp tâm trí nhằm đưa ra các ý tưởng và mang lại nguồn cảm hứng, từ đó chuyển đổi thành những cơ chế hợp tác, chính sách và hành động cụ thể.
Ngày hôm nay đánh dấu một khoảnh khắc vô cùng đặc biệt đối với chúng ta. Chúng ta vô cùng vinh hạnh được có sự hiện diện của Ngài Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ở đây để chia sẻ quan điểm của Ngài. Ngoài ra còn có nhiều nhân vật quan trọng đến từ nhiều lĩnh vực và với chuyên môn khác nhau cũng cùng có mặt ở đây với chúng ta, và chúng tôi thực sự tin rằng sự đa dạng về mặt kiến thức sẽ được gắn kết thành một mục tiêu chung: bảo vệ các thế hệ tương lai của chúng ta, đồng thời giải quyết những thách thức mà chúng ta phải đối mặt hiện nay.
Kính thưa toàn thể quý vị, xin được nhiệt liệt chào mừng Ngài Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken. (Vỗ tay.)
NGOẠI TRƯỞNG BLINKEN: Vâng, xin chào tất cả các bạn. Thật là tuyệt vời khi được có mặt ở đây cùng với tất cả mọi người. Và xin được cảm ơn Tiến sĩ Kusumayati vì những lời giới thiệu tốt đẹp vừa rồi. Và còn đặc biệt hơn, xin cảm ơn Tiến sĩ đã dành nhiều thập kỷ nỗ lực làm việc để cải thiện sức khỏe cộng đồng, đào tạo ra những thế hệ bác sĩ và y tá tiếp theo – đặc biệt với tư cách là người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng của Đại học Indonesia. Những cống hiến của Tiến sĩ cho cộng đồng, từ các hoạt động nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, cho đến vai trò lãnh đạo trong Nhóm Đặc trách chống COVID của Indonesia, thực sự là một nguồn cảm hứng lớn lao, và tôi xin cảm ơn Tiến sĩ. (Vỗ tay.)
Và tôi xin gửi lời chào buổi sáng tốt lành tới tất cả mọi người có mặt ở đây. Selamat pagi. Thật là tuyệt vời khi được trở lại Jakarta. Tôi đã có một vài dịp đến đây thời còn trên cương vị là Thứ trưởng Ngoại giao, và tôi đã rất trông đợi dịp này, để được quay lại thăm nền dân chủ lớn nhất ở Đông Nam Á.
Đối với các bạn sinh viên đang có mặt trong khán phòng này, tôi đoán là các bạn đều cảm thấy thật tuyệt khi được quay trở lại trường. Tôi hiểu rằng nhiều người trong số các bạn đã phải học trực tuyến trong một thời gian dài, và thực sự mong được quay trở lại lớp. Và tôi rất vui vì chúng tôi đã có thể tạo ra một chút lý do để đưa các bạn trở lại trường ngày hôm nay. Tôi biết rằng Tiến sĩ Kusumayati cùng Nhóm Đặc trách đều muốn sinh viên có thể quay lại trường, và tôi biết mọi người đều đang mong chờ điều đó đến thế nào.
Tôi có mặt ở đây, chúng ta có mặt ở đây, bởi hơn bất kỳ khu vực nào khác, những gì xảy ra ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ định hình quỹ đạo của thế giới trong thế kỷ 21.
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ phát triển cao nhất trên hành tinh này. Khu vực này chiếm tới 60% kinh tế thế giới, 2/3 tổng mức tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới trong vòng 5 năm qua. Khu vực này cũng là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, và có bảy trong số 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đây cũng là một khu vực cực kỳ đa dạng, với hơn 3.000 ngôn ngữ, rất nhiều tín ngưỡng, trải dài qua hai đại dương và ba châu lục.
Chỉ riêng một đất nước như Indonesia cũng đã là quê hương của sự đa dạng đan xen kết hợp khó có thể phân tách. Khẩu hiệu của đất nước các bạn cũng thể hiện điều này – Bhinneka Tunggal Ika, Đoàn Kết Trong Đa Dạng – một khẩu hiệu nghe rất quen thuộc đối với người Mỹ. Ở Hoa Kỳ, chúng tôi nói E Pluribus Unum, Từ Rất Nhiều, Chúng Ta Là Một. Hai khẩu hiệu này đều chung một ý tưởng.
Hoa Kỳ từ lâu đã, đang và sẽ luôn là một quốc gia thuộc về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là một thực tế địa lý, từ các tiểu bang nằm trên bờ Thái Bình Dương, cho đến đảo Guam và các lãnh thổ của Hoa Kỳ nằm trong khu vực Thái Bình Dương. Điều này đồng thời cũng là một thực tế lịch sử, được chứng minh bởi các hoạt động thương mại và rất nhiều mối quan hệ của chúng tôi với khu vực này trong suốt hơn 200 năm qua.
Hiện nay, có đến một nửa các đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ nằm ở ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khu vực này là điểm đến của gần 1/3 lượng hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ, và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hoa Kỳ lên đến 900 tỷ đô la, giúp tạo ra hàng triệu việc làm trên toàn bộ 50 tiểu bang tại đất nước chúng tôi. Đồng thời, khu vực này cũng là nơi mà Hoa Kỳ bố trí lực lượng quân đội đông hơn bất kỳ khu vực nào bên ngoài lục địa Hoa Kỳ, nhằm đảm bảo duy trì hòa bình và an ninh, vốn là yếu tố sống còn đối với sự thịnh vượng của khu vực, mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta.
Điều hiển nhiên là, chúng ta gắn kết với nhau thông qua người dân hai nước, với những mối kết giao qua rất nhiều thế hệ. Hiện có hơn 24 triệu người Mỹ gốc Á sinh sống tại Hoa Kỳ, bao gồm cả Ngài Sung Kim, Đại sứ Mỹ tại Indonesia, mỗi khi ông không phụng sự đất nước của mình ở các nơi khác nhau trên thế giới, như ông vẫn làm trong suốt 30 năm qua.
Thời điểm trước đại dịch, hơn 775.000 sinh viên từ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ. Đồng thời, những sinh viên Mỹ tại Đại học Indonesia cũng nằm trong số hàng triệu người Mỹ đến khu vực này để học tập, làm việc và sinh sống, bao gồm một người sau đó đã trở thành Tổng thống của chúng tôi.
Người Indonesia có một câu thành ngữ – một câu mà tôi được biết là các bạn dạy cho trẻ em từ khi còn rất nhỏ: “Con người có hai tai, nhưng chỉ có một miệng”. Điều này có nghĩa là trước khi nói hoặc hành động, chúng ta cần phải lắng nghe. Và trong một năm đầu tiên của chính quyền mới, chúng tôi đã nỗ lực lắng nghe ý kiến của mọi người ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, để từ đó hiểu rõ được tầm nhìn của các bạn đối với khu vực này cũng như tương lai của khu vực.
Chúng tôi đã chào đón nhiều nhà lãnh đạo từ khu vực này đến thăm đất nước chúng tôi, bao gồm hai nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Tổng thống Biden tiếp đón sau khi nhậm chức, từ Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với tất cả các vị bộ trưởng ngoại giao mà tôi đã có vinh dự được tiếp đón tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bao gồm cả Bộ trưởng Ngoại giao Retno. Đồng thời, chúng tôi cũng đã cử nhiều đoàn cấp cao sang thăm khu vực của các bạn – Phó Tổng thống Harris, Bộ trưởng Quốc phòng Austin, Bộ trưởng Thương mại Raimondo, cũng như rất nhiều thành viên nội các khác của Hoa Kỳ, chưa kể đến nhiều quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong đội ngũ của tôi.
Tổng thống của chúng tôi cũng đã tham dự nhiều hội nghị thượng đỉnh trong khuôn khổ của các cơ chế khu vực như: APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, hay Nhóm Bộ Tứ bao gồm các nước Ấn Độ, Nhật Bản và Úc. Cá nhân tôi cũng đã có các hoạt động tương tự với các bộ trưởng ngoại giao khác, bao gồm việc đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ Đối tác Mê Công-Hoa Kỳ. Đồng thời, Tổng thống Biden cũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo các nước khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại các nước thứ ba, trong đó bao gồm cuộc gặp rất thành công với Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Glasgow trong khuôn khổ Hội nghị COP26.
Chúng tôi không chỉ lắng nghe các nhà lãnh đạo. Tại các Đại sứ quán và Lãnh sự quán của chúng tôi trên toàn khu vực, các nhà ngoại giao của chúng tôi đều đang chăm chú lắng nghe, thu nhận mọi quan điểm của người dân từ mọi tầng lớp xã hội – sinh viên, các nhà hoạt động, các học giả, doanh nhân, v.v..
Và mặc dù đây là một khu vực cực kỳ đa dạng, với những lợi ích riêng biệt, quan điểm khác biệt, song chúng tôi phát hiện thấy có rất nhiều sự tương đồng giữa tầm nhìn mà chúng tôi thu nhận được từ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với tầm nhìn của chính chúng tôi.
Người dân và các chính phủ trong khu vực này đều mong muốn có nhiều cơ hội tốt hơn cho mọi người dân. Họ muốn có nhiều cơ hội kết nối hơn – trong phạm vi quốc gia của mình, giữa các quốc gia với nhau, cũng như trên toàn thế giới. Họ muốn có được sự chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc khủng hoảng giống như đại dịch mà chúng ta đang phải trải qua. Họ muốn có hòa bình và ổn định. Họ muốn Hoa Kỳ hiện diện nhiều hơn và tham gia nhiều hơn. Và trên hết, họ muốn một khu vực tự do hơn và rộng mở hơn.
Vì vậy, điều tôi muốn làm hôm nay chính là cố gắng làm rõ tầm nhìn chung đó, và cách chúng ta sẽ cùng nhau nỗ lực để biến tầm nhìn đó thành hiện thực. Có năm yếu tố cốt lõi mà tôi muốn tập trung vào.
Đầu tiên, chúng tôi sẽ thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Hiện nay chúng ta nói nhiều về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, song chúng ta thường không xác định rõ ý nghĩa của điều này là gì. Tự do chính là khả năng viết nên tương lai của bạn và có tiếng nói đối với những gì diễn ra trong cộng đồng cũng như đất nước của bạn, bất kể bạn là ai hay bạn quen biết ai. Và rộng mở là hệ quả tự nhiên xuất phát từ sự tự do. Nơi nào tự do thì sẽ cởi mở trước những thông tin và những quan điểm mới. Những nơi đó cũng sẽ cởi mở với những nền văn hóa, những tôn giáo hay cách sống khác nhau, đồng thời cũng cởi mở trước những lời phê bình, tự đánh giá, cũng như sự đổi mới.
Khi chúng tôi nói rằng chúng tôi muốn một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, chúng tôi muốn nói đến ở cấp độ cá nhân, người dân sẽ được tự do trong cuộc sống hàng ngày của mình và sống trong những xã hội cởi mở. Chúng tôi muốn nói đến ở cấp độ nhà nước, các quốc gia riêng lẻ sẽ có thể lựa chọn con đường của riêng mình cũng như các đối tác của riêng mình. Và chúng tôi muốn nói đến ở cấp độ khu vực, trong khu vực này, các vấn đề sẽ được giải quyết một cách công khai, các quy tắc sẽ đều được xây dựng một cách minh bạch và được áp dụng một cách công bằng, hàng hóa, ý tưởng và con người sẽ được lưu thông tự do cả trên đất liền, trên không gian mạng, cũng như trên các vùng biển khơi.
Tất cả chúng ta đều có lợi ích trong việc đảm bảo khu vực năng động nhất trên thế giới không chịu sự ép buộc nào, và tất cả đều có quyền tiếp cận. Điều này có lợi đối với mọi người dân trên toàn khu vực. Điều này cũng có lợi đối với người Mỹ, bởi lịch sử đã cho thấy rằng khi khu vực rộng lớn này tự do và rộng mở thì nước Mỹ được an toàn hơn và thịnh vượng hơn. Vì vậy, chúng tôi sẽ hợp tác cùng với các đối tác của mình trên toàn khu vực để cố gắng để hiện thực hóa tầm nhìn này.
Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các nhóm hoạt động chống tham nhũng và tăng cường sự minh bạch, các phóng viên điều tra, các tổ chức nghiên cứu trên toàn khu vực, giống như Viện Advocata ở Sri Lanka. Với sự hỗ trợ của chúng tôi, Viện này xây dựng được một bộ hồ sơ công khai về các doanh nghiệp nhà nước, ví dụ như ngân hàng hay các hãng hàng không, đang hoạt động với những khoản lỗ lớn, đồng thời đề xuất các phương thức cải tổ các doanh nghiệp này.
Chúng tôi cũng đang tìm kiếm đối tác trong các chính phủ, giống như Victor Sotto. Ông hiện là Thị trưởng thành phố Pasig ở Philippines. Victor đã thiết lập một đường dây nóng 24/7 cho phép cử tri báo cáo về các vụ việc tham nhũng. Việc này đã giúp minh bạch hóa các hoạt động trao thầu đối với các gói thầu của nhà nước, giúp các tổ chức dựa vào cộng đồng có tiếng nói trong việc sử dụng nguồn lực của thành phố. Ông chính là một người trong nhóm những người đi đầu về chống tham nhũng toàn cầu đầu tiên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một sáng kiến mà chúng tôi công bố vào đầu năm nay.
Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục học hỏi những kinh nghiệm thực hành tốt nhất từ những nền dân chủ khác trong khu vực. Đó chính là ý tưởng đằng sau Hội nghị Thượng đỉnh vì Dân chủ mà Tổng thống Biden đã chủ trì vào tuần trước, nơi mà Tổng thống Joko Widodo đã có bài phát biểu – thực tế Tổng thống của các bạn chính là diễn giả đầu tiên – hay Diễn đàn Dân chủ Bali lần thứ 14 mà Indonesia vừa mới tổ chức, nơi tôi đã có cơ hội được phát biểu.
Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đứng ra phản đối những nhà lãnh đạo không tôn trọng quyền của người dân trong chính đất nước của họ, giống như những gì chúng ta đang thấy ở Miến Điện. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các đồng minh và đối tác của mình nhằm tạo áp lực buộc chế độ hiện nay phải chấm dứt bạo lực bừa bãi, trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ bất công, cho phép tiếp cận không bị cản trở, và khôi phục con đường dẫn tới nền dân chủ toàn diện tại Miến Điện.
ASEAN cũng đã phát triển bản Đồng thuận 5 điểm, đồng thời kêu gọi chế độ hiện nay tham gia đối thoại mang tính xây dựng với tất cả các bên để tìm kiếm một giải pháp hòa bình, tôn trọng ý chí của người dân Miến Điện, một mục tiêu mà chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ.
Một cách nữa để chúng ta thúc đẩy sự tự do và rộng mở chính là bảo vệ một không gian Internet mở, tương tác cao, an toàn và đáng tin cậy khỏi những ai đang luôn tìm cách khiến không gian Internet đóng kín, rời rạc, và kém an ninh. Chúng tôi sẽ phối hợp với các đối tác của mình để bảo vệ những nguyên tắc này, góp phần xây dựng các hệ thống an toàn, đáng tin cậy, làm nền tảng cho điều này. Tại Cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon Jae-in và Tổng thống Joe Biden hồi đầu năm nay, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã công bố hơn các khoản đầu tư trị giá hơn 3,5 tỉ đô la vào những công nghệ mới, bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển các mạng lưới 5G và 6G an toàn.
Cuối cùng, chúng tôi sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác của mình để bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ mà chúng ta đã cùng nhau xây dựng trong nhiều thập kỷ qua, nhằm đảm bảo duy trì khu vực rộng mở và dễ tiếp cận.
Và hãy để tôi nói rõ một điều: mục tiêu của việc bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ không phải là để kìm hãm bất kỳ quốc gia nào. Thay vào đó, việc này chính là để bảo vệ quyền lợi của tất cả các quốc gia trong việc lựa chọn con đường riêng của mình, không chịu bất kỳ sự ép buộc, không chịu bất kỳ sự đe dọa nào. Đây cũng không phải một cuộc ganh đua giữa một khu vực lấy Hoa Kỳ làm trung tâm hay một khu vực lấy Trung Quốc làm trung tâm. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là khu vực của riêng chính nó. Nói đúng ra, mục đích ở đây chính là nhằm duy trì những quyền lợi và thỏa thuận đã đem lại một giai đoạn hòa bình và thịnh vượng nhất mà khu vực này cũng như cả thế giới đã từng trải qua.
Đó là lý do tại sao hiện có rất nhiều lo ngại, từ Đông Bắc Á cho đến Đông Nam Á, và từ sông Mê Công đến các quốc đảo ở Thái Bình Dương, đối với những hành động gây hấn của Bắc Kinh như tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển khơi, bóp méo các thị trường mở thông qua các khoản trợ cấp cho các công ty nhà nước của Trung Quốc, từ chối đối với hàng xuất khẩu hoặc rút lại những thỏa thuận đối với các quốc gia có những chính sách mà Trung Quốc không đồng tình, tham gia các hoạt động khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Các quốc gia trong khu vực đều muốn hành vi này phải thay đổi.
Chúng tôi cũng mong muốn điều đó, và đó là lý do tại sao chúng tôi quyết tâm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi các hành động gây hấn của Bắc Kinh đang đe dọa các hoạt động vận tải thương mại trị giá hơn 3.000 tỷ đô la mỗi năm.
Cũng cần nhớ rằng, gắn liền với con số khổng lồ 3.000 tỷ đô la đó còn là sinh kế và sự thịnh vượng của hàng triệu người trên toàn thế giới. Khi các hoạt động thương mại không thể đi qua các vùng biển khơi, điều đó có nghĩa là người nông dân sẽ bị chặn không thể vận chuyển nông sản của mình; các nhà máy sẽ không thể vận chuyển những vi mạch của họ; các bệnh viện sẽ bị chặn không thể nhận được những loại thuốc để cứu sống sinh mạng con người.
Cách đây 5 năm, một tòa án quốc tế đã đưa ra phán quyết mang tính đồng thuận và có tính ràng buộc pháp lý kiên quyết bác bỏ các tuyên bố chủ quyền trên biển bành trướng, trái pháp luật trên Biển Đông, coi đó là hành vi không phù hợp với luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ cùng với các quốc gia khác, bao gồm cả các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, sẽ tiếp tục đẩy lùi hành vi như vậy. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi luôn quan tâm đến hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, nhất quán với các cam kết lâu dài của chúng tôi.
Thứ hai, chúng tôi sẽ tăng cường hơn nữa các kết nối trong và ngoài khu vực. Chúng tôi sẽ làm sâu sắc hơn nữa các liên minh hiệp ước giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái Lan. Những kết nối này từ lâu đã tạo nền tảng cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực. Chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các nước đồng minh của chúng tôi. Đó là một trong những việc chúng tôi đã làm thông qua việc làm sâu sắc hơn hợp tác ba bên giữa Hoa Kỳ-Nhật Bản-Hàn Quốc, hay việc ký kết một thỏa thuận hợp tác an ninh mới mang tính lịch sử với Úc và Vương quốc Liên hiệp Anh. Chúng tôi sẽ tìm cách để kết nối các đồng minh cùng với các đối tác của mình, giống như cách chúng tôi đã làm thông qua việc tái khởi động Nhóm Bộ Tứ. Và chúng tôi cũng sẽ củng cố quan hệ đối tác của mình với một ASEAN mạnh mẽ và độc lập.
Vai trò trung tâm của ASEAN đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với ASEAN, và thông qua ASEAN để tăng cường gắn kết với khu vực, dựa trên sự tương đồng giữa tầm nhìn của chúng tôi với Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong tháng 10, Tổng thống Biden đã công bố một khoản ngân sách trị giá hơn 100 triệu đô la cho việc thúc đẩy hợp tác giữa Hoa Kỳ với ASEAN trên nhiều lĩnh vực quan trọng, bao gồm y tế công cộng và trao quyền cho phụ nữ. Đồng thời, Tổng thống cũng sẽ mời các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự một Hội nghị Thượng đỉnh tại Hoa Kỳ trong vài tháng tới nhằm thảo luận về cách thức để chúng ta có thể tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược của mình.
Chúng tôi đang đẩy mạnh các mối quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia trong khu vực, bao gồm: Singapore, Việt Nam, Malaysia và, tất nhiên, cả Indonesia. Và đó là lý do tôi thực hiện chuyến đi này.
Chúng tôi cũng đang thắt chặt hơn nữa sự gắn kết nữa người dân các nước chúng ta. Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI), một chương trình đặc biệt nhằm trao quyền cho thế hệ lãnh đạo trẻ ở Đông Nam Á, hiện đã có hơn 150.000 thành viên tham gia, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Cuối cùng, chúng tôi sẽ nỗ lực kết nối các mối quan hệ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua một hệ thống liên minh và quan hệ đối tác chưa từng có vượt ra khỏi phạm vi của khu vực, đặc biệt là ở Châu Âu. Liên minh Châu Âu gần đây đã công bố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và chiến lược này liên kết chặt chẽ với tầm nhìn của chúng tôi. Tại NATO, chúng tôi cũng đang cập nhật Khái niệm Chiến lược nhằm phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời giải quyết các mối đe dọa mới, ví dụ như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu đối với an ninh. Đồng thời, chúng tôi đang đặt vai trò trung tâm của ASEAN làm trọng tâm trong hoạt động của chúng tôi với các đối tác. Chúng tôi đã thể hiện điều này chỉ mới vài ngày trước, khi các Bộ trưởng Nhóm G7 nhóm họp tại Anh, và lần đầu tiên gặp gỡ những người đồng cấp ASEAN.
Chúng tôi đang làm tất cả những điều này chỉ vì một lý do đơn giản: điều đó cho phép chúng tôi tập hợp các liên minh rộng lớn nhất, hiệu quả nhất để có thể giải quyết mọi thách thức, nắm bắt mọi cơ hội, và hướng tới bất kỳ mục tiêu nào. Chúng ta càng tập hợp được nhiều quốc gia nỗ lực vì những lợi ích chung thì tất cả chúng ta càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Thứ ba, chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy sự thịnh vượng phổ quát. Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 1.000 tỷ đô la đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khu vực này cũng đã nói với chúng tôi một cách rất to và rõ ràng, rằng khu vực này muốn chúng tôi làm nhiều hơn thế. Chúng tôi dự định sẽ đáp ứng lời kêu gọi đó. Theo chỉ đạo của Tổng thống Biden, chúng tôi đang xây dựng một khuôn khổ kinh tế toàn diện cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm theo đuổi các mục tiêu chung của tất cả chúng ta, bao gồm các mục tiêu trong lĩnh vực thương mại và kinh tế số, công nghệ, các chuỗi cung ứng có khả năng thích ứng cao, giảm phát thải các-bon và năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng, tiêu chuẩn lao động, cũng như các lĩnh vực khác mà các bên cùng quan tâm.
Ngoại giao sẽ đóng một vai trò trọng yếu. Chúng tôi sẽ xác định những cơ hội mà các công ty Mỹ không thể tự tìm thấy, và tạo thuận lợi để các công ty Mỹ mang kiến thức chuyên môn và nguồn vốn của mình đến những địa điểm mới và những lĩnh vực mới. Các cơ quan ngoại giao và các Đại sứ quán của chúng tôi trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã bắt đầu triển khai những hoạt động này, và chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường năng lực cho họ để có thể làm được nhiều hơn. Đã có hơn 2.300 các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp trong khu vực đã cùng tôi tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương năm nay, Diễn đàn mà chúng tôi đồng tổ chức cùng với Ấn Độ, và cũng tại Diễn đàn đó chúng tôi đã công bố gần 7 tỷ đô la đầu tư cho các dự án mới trong khu vực tư nhân.
Chúng tôi sẽ phối hợp cùng với các đối tác để định hình các luật lệ cho nền kinh tế số đang phát triển, tập trung vào những vấn đề trọng yếu như quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, song vẫn theo cách phản ánh được giá trị của chúng ta, đồng thời mở ra cơ hội cho người dân. Bởi vì nếu chúng ta không định hình ra các luật lệ này thì sẽ có những người khác làm điều đó. Và rất có thể những người khác sẽ làm điều đó theo một cách thúc đẩy những lợi ích chung hay giá trị chung của chúng ta.
Tại Hội nghị APEC vào tháng 11, Tổng thống Biden đã đưa ra một tầm nhìn rõ ràng về cách chúng ta có thể xây dựng một hướng đi chung cho tương lai của khu vực. Liên quan đến công nghệ số, Tổng thống đã nhắc đến sự cần thiết của một không gian Internet mở, tương tác cao, đáng tin cậy và an toàn, cũng như mối quan tâm mạnh mẽ của chúng tôi trong việc đầu tư vào an ninh mạng và việc phát triển các tiêu chuẩn kinh tế số nhằm định hình cho việc cạnh tranh giữa tất cả các nền kinh tế của chúng ta trong tương lai. Và khi tôi cùng với bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, cùng dẫn đầu đoàn đại biểu của chúng tôi tham dự Hội nghị Bộ trưởng APEC vào tháng 11, chúng tôi cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc đảm bảo công nghệ phải phục vụ cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Chúng tôi cũng sẽ khuyến khích thương mại công bằng và có khả năng thích ứng. Đó là câu chuyện về Cơ chế Một cửa ASEAN, một dự án mà Hoa Kỳ đã hỗ trợ nhằm xây dựng một hệ thống thông quan tự động một cửa cho toàn bộ khu vực. Dự án này đã góp phần tinh giản thương mại thông qua việc thúc đẩy tính minh bạch và an toàn, giảm chi phí cho các doanh nghiệp, và giảm giá thành cho người tiêu dùng. Đồng thời, việc chuyển từ thủ tục hải quan giấy sang thủ tục hải quan số đã giúp cho dòng chảy thương mại xuyên biên giới tiếp tục hoạt động, ngay cả trong các đợt phong tỏa.
Trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, các quốc gia tham gia tích cực nhất trong nền tảng này đã chứng kiến hoạt động thương mại của mình tăng lên 20%, trong khi hầu hết các hoạt động thương mại xuyên biên giới khác đều bị sụt giảm. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN vào tháng 10, Tổng thống Biden đã cam kết việc Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Cơ chế Một cửa ASEAN. Chúng tôi sẽ phối hợp cùng với các đối tác nhằm giúp các chuỗi cung ứng của chúng ta trở nên an toàn hơn và có khả năng thích ứng tốt hơn. Tôi nghĩ qua đại dịch lần này, tất cả chúng ta đều đã thấy rằng các chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương như thế nào, những sự gián đoạn có thể gây tổn hại đến mức nào, từ tình trạng thiếu khẩu trang cho đến vi mạch, hay cảnh hàng hóa bị chất đống tại các cảng.
Hoa Kỳ đã và đang đi tiên phong trong các nỗ lực nhằm kết nối cộng đồng quốc tế lại với nhau để tìm cách giải quyết các nút thắt, tăng cường khả năng thích ứng tốt hơn trước những chấn động trong tương lai. Tổng thống Biden đã chủ trì một Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo để bàn về khả năng thích ứng của các chuỗi cung ứng. Phó Tổng thống Harris cũng đã coi đây là nội dung trọng tâm chính trong các buổi làm việc của bà trong chuyến công du tới khu vực này. Bộ trưởng Thương mại Raimondo cũng đã bàn cách giải quyết vấn đề này cùng với các nước Úc, New Zealand, Singapore và Malaysia trong khuôn khổ chuyến công tác mới đây. Và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai cũng đã thành lập Nhóm Đặc trách liên ngành về thương mại chuỗi cung ứng, đồng thời nêu vấn đề này trong chuyến công tác của bà đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Trong năm tới đây, tôi cùng Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo cũng sẽ hợp tác để tổ chức một sự kiện cho những nhà lãnh đạo đến từ các chính phủ và khu vực tư nhân trên toàn thế giới nhằm thảo luận cách giải quyết những vấn đề này tại Diễn đàn Chuỗi cung ứng Toàn cầu. Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với tư cách là trung tâm của rất nhiều hoạt động sản xuất và thương mại trên toàn cầu, sẽ đóng vai trò cốt lõi trong tất cả những nỗ lực này.
Cuối cùng, chúng tôi sẽ giúp thu hẹp khoảng cách chênh lệch về cơ sở hạ tầng. Trong khu vực của chúng ta cũng như trên toàn thế giới có một khoảng cách chênh lệch lớn giữa nhu cầu về cơ sở hạ tầng với những gì hiện có. Cảng, đường xá, lưới điện, băng thông rộng – tất cả đều là những nền tảng xây dựng nên thương mại toàn cầu, hoạt động giao thương, sự kết nối, cơ hội và sự thịnh vượng. Và những yếu tố này rất cần thiết cho sự phát triển bao trùm của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang nghe thấy những lo ngại ngày càng tăng từ các quan chức chính phủ, các doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương về những hậu quả xảy ra khi cơ sở hạ tầng không được phát triển đúng cách, ví dụ như khi các hợp đồng phát triển hạ tầng được trao thông qua các quy trình không minh bạch và tham nhũng, hoặc các dự án hạ tầng được triển khai bởi các công ty nước ngoài, trong đó các công ty này đưa lao động từ nước mình sang, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, và đẩy những cộng đồng địa phương vào cảnh nợ nần.
Các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương muốn có cơ sở hạ tầng tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều quốc gia cảm thấy cái giá phải trả quá đắt, hoặc cảm thấy bị áp lực phải chấp nhận các thỏa thuận bất lợi dựa trên những điều khoản do người khác đặt ra, nếu không sẽ không có thỏa thuận nào cả. Vì vậy, chúng tôi sẽ hợp tác với các nước trong khu vực nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn cao mà người dân xứng đáng được hưởng. Trên thực tế, chúng tôi đã và đang triển khai việc này.
Vừa trong tuần này, cùng với Úc và Nhật Bản, Hoa Kỳ đã công bố một dự án hợp tác với Liên bang Micronesia, Kiribati và Nauru trong việc xây dựng một tuyến cáp ngầm dưới biển mới nhằm cải thiện kết nối Internet đến các quốc đảo ở Thái Bình Dương nói trên. Và kể từ năm 2015 đến nay, các thành viên của Nhóm Bộ Tứ đã cung cấp hơn 48 tỷ đô la tài trợ có bảo đảm của chính phủ cho các dự án phát triển hạ tầng trong khu vực. Khoản tiền này được đầu tư cho hàng nghìn dự án tại hơn 30 quốc gia trong nhiều lĩnh vực, từ phát triển nông thôn cho đến năng lượng tái tạo. Các dự án này đang mang lại lợi ích cho hàng triệu người.
Nhóm Bộ Tứ gần đây đã thành lập một nhóm điều phối hạ tầng nhằm xúc tiến đầu tư hơn nữa, đồng thời cũng đang dự định phối hợp với Đông Nam Á để phát triển hạ tầng cũng như triển khai nhiều ưu tiên chung khác. Hoa Kỳ sẽ còn làm nhiều hơn thế. Sáng kiến Xây dựng lại Thế giới Tốt đẹp hơn mà chúng tôi đưa ra cùng với các đối tác trong Nhóm G7 vào tháng 6 vừa rồi là một sáng kiến cam kết huy động hàng trăm tỷ đô la các nguồn tài chính minh bạch và bền vững trong những năm tới. Đồng thời, cùng với Úc và Nhật Bản, chúng tôi cũng đã khởi động Mạng lưới Điểm xanh, là một sáng kiến nhằm cấp chứng nhận cho các dự án hạ tầng chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn do G20, OECD và các tổ chức khác đưa ra, từ đó thu hút thêm các nhà đầu tư.
Thứ tư, chúng tôi sẽ góp phần xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có khả năng thích ứng cao hơn. Đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng khí hậu đã cho thấy tính cấp bách của nhiệm vụ này. Đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người trong khu vực, trong đó có hơn 143.000 nam giới, phụ nữ và trẻ em ở Indonesia. Đại dịch cũng đã gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn, từ việc các nhà máy phải đóng cửa cho đến sự đình trệ của các hoạt động du lịch.
Hoa Kỳ vẫn luôn đồng hành cùng với người dân trong khu vực trên từng bước đi, ngay cả khi chúng tôi đang phải vật lộn với đại dịch này ở đất nước mình. Trong số 300 triệu liều vắc xin an toàn và hiệu quả mà Hoa Kỳ đã phân phối trên toàn thế giới, chúng tôi đã chuyển hơn 100 triệu liều cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có hơn 25 triệu liều đã được chuyển đến Indonesia. Dự kiến đến cuối năm tới, chúng tôi sẽ viện trợ hơn 1,2 tỷ liều vắc xin cho toàn thế giới. Đồng thời, chúng tôi cũng đã hỗ trợ bổ sung hơn 2,8 tỷ đô la cho các nước trong khu vực nhằm cứu người, bao gồm 77 triệu đô la cho Indonesia, từ trang bị bảo hộ cá nhân cho đến ô-xy y tế cho các bệnh viện. Và chúng tôi cung cấp những hỗ trợ này hoàn toàn miễn phí, không đi kèm bất cứ ràng buộc nào. Bằng cách thực hiện hầu hết các khoản hỗ trợ này thông qua COVAX, chúng tôi cũng đảm bảo các khoản hỗ trợ được phân phối công bằng, dựa trên nhu cầu thực tế, chứ không dựa trên yếu tố chính trị.
Đồng thời, chúng tôi cũng đang phối hợp cùng với các đối tác nhằm chấm dứt đại dịch này. Đối tác Vắc xin của Nhóm Bộ Tứ đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. Chúng tôi đang phối hợp cùng nhau trong việc cung cấp tài chính, sản xuất, phân phối và thực hiện tiêm chủng được càng nhanh càng tốt. Từng quốc gia trong khu vực đều đang đẩy mạnh việc này. Ấn Độ gần đây đã cam kết sản xuất thêm 5 tỷ liều vắc xin từ nay đến cuối năm 2022. Hàn Quốc và Thái Lan cũng đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất vắc xin của mình.
Chúng tôi cũng đang tập hợp các doanh nghiệp tư nhân cùng sát cánh với mình. Tại một hội nghị bộ trưởng mà tôi chủ trì vào tháng trước, chúng tôi đã công bố một sáng kiến với tên gọi Binh đoàn Chống COVID Toàn cầu. Đây là một liên minh giữa các công ty hàng đầu tham gia đóng góp về chuyên môn, công cụ và năng lực nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực về hậu cần và vắc xin tại các nước đang phát triển, bao gồm cả các công đoạn cuối cùng, và đây là yếu tố then chốt để đảm bảo việc tiêm chủng được thực hiện. Đây cũng là một vấn đề mà chúng ta đang thấy ở nhiều nơi trên khắp thế giới, khi mà việc sản xuất vắc xin được đẩy mạnh, vắc xin được đưa đi phân phối, nhưng sau đó lại không được tiêm cho người dân do gặp phải những khó khăn ở công đoạn cuối cùng, các vấn đề về mặt hậu cần cần được giải quyết, và đó chính là những gì đang được chúng tôi tập trung.
Đồng thời, song song với việc chống lại con vi-rút này, chúng tôi cũng đang xây dựng lại các hệ thống y tế tốt hơn cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như trên toàn thế giới, nhằm ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với đại dịch tiếp theo. Điều quan trọng là, giờ chúng tôi thực sự biết cần làm điều này như thế nào. Suốt nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã và đang phối hợp cùng với các đối tác nhằm củng cố các hệ thống y tế trong khu vực. Riêng tại ASEAN, chúng tôi đã đầu tư hơn 3,5 tỷ đô la cho lĩnh vực y tế công cộng trong vòng 20 năm qua. Và chúng tôi có nhiều điều để tự hào về những hoạt động này, từ những cải thiện đáng kể trong lĩnh vực y tế công cộng cho đến những mối quan hệ sâu sắc mà chúng tôi đã gây dựng trên thực tế.
Một trong những hỗ trợ của chúng tôi cho ASEAN được thể hiện qua việc Tổng thống Biden gần đây đã công bố Hoa Kỳ sẽ cung cấp 40 triệu đô la cho Sáng kiến Tương lai Y tế Hoa Kỳ-ASEAN, và sáng kiến này sẽ thúc đẩy việc hợp tác nghiên cứu, củng cố các hệ thống y tế, đồng thời đào tạo thế hệ chuyên gia y tế mới.
Hoa Kỳ cũng đang hỗ trợ cho việc phát triển một Hệ thống Điều phối ASEAN về các Tình huống Y tế Công cộng Khẩn cấp. Hệ thống này sẽ giúp các nước trong khu vực phối hợp ứng phó với các tình huống khẩn cấp về y tế trong tương lai. Và Văn phòng khu vực Đông Nam Á đầu tiên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ, mà chúng tôi mới mở tại Hà Nội vào mùa hè vừa rồi, hiện đang hỗ trợ cho những nỗ lực này trên thực tế.
Cuộc khủng hoảng khí hậu, dĩ nhiên, cũng đang là một thách thức toàn cầu khác mà chúng ta phải cùng nhau giải quyết. Người dân trong toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang dần cảm nhận được tác động thảm khốc của cuộc khủng hoảng này: 70% thiên tai trên toàn thế giới xảy ra ở khu vực này, và chỉ riêng trong năm 2019 đã có hơn 90 triệu người trong khu vực đã bị ảnh hưởng bởi các thiên tai liên quan đến khí hậu. Trong năm 2020, tại khu vực duyên hải tiếp giáp Thái Bình Dương, bang California đã phải hứng chịu 5 trong số 6 đợt cháy rừng lớn nhất trong lịch sử của bang này.
Giờ đây, nhiều quốc gia phát thải nhiều nhất trong khu vực cũng nhận thấy sự cần thiết phải hành động khẩn cấp, như những gì chúng ta đã thấy thông qua những cam kết đầy tham vọng mà các nước đưa ra tại Hội nghị COP26. Tại Glasgow, 15 quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có Indonesia, đã ký Cam kết Giảm phát thải Mêtan Toàn cầu, với mục tiêu cắt giảm 30% lượng phát thải trong vòng 10 năm tới. Nếu tất cả các quốc gia phải thải nhiều nhất cũng tham gia thực hiện cam kết này, điều này sẽ giúp giảm thiểu quá trình nóng lên toàn cầu thậm chí còn hiệu quả hơn việc chấm dứt hoạt động của tất cả tàu thuyền trên biển và dừng hoạt động của tất cả máy bay trên bầu trời.
Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu chỉ nhìn biến đổi khí hậu thông qua lăng kính các mối đe dọa. Đây là lý do tại sao: mọi quốc gia trên hành tinh này đều phải giảm lượng phát thải và chuẩn bị cho những tác động không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu. Và sự chuyển đổi cần thiết sang những công nghệ mới, các ngành công nghiệp mới cũng mang lại cơ hội chỉ có một lần trong đời cho phép chúng ta tạo ra những việc làm mới với thu nhập cao.
Chúng tôi tin rằng cơ hội này sẽ xuất hiện trong toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và chúng tôi hiện đang hợp tác cùng với các đối tác của mình để nắm bắt cơ hội đó. Chỉ riêng trong 5 năm gần đây, Hoa Kỳ đã huy động hơn 7 tỷ đô la đầu tư vào năng lượng tái tạo trên toàn khu vực. Trong quá trình chúng tôi đẩy mạnh những nỗ lực của mình, chúng tôi cũng phát huy mạng lưới các mối quan hệ đối tác đặc biệt mà chúng tôi đã gây dựng, đó là các tổ chức đa phương, các nhóm vận động chính sách, các doanh nghiệp và các quỹ từ thiện, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia kỹ thuật.
Một ví dụ là Sáng kiến EDGE Sạch (Tăng cường Phát triển và Tăng trưởng thông qua Năng lượng sạch) mà chúng tôi sẽ khởi động trong tháng này, trong đó tập hợp chuyên môn và các giải pháp đổi mới của cả Chính phủ Hoa Kỳ lẫn các doanh nghiệp tư nhân nhằm hỗ trợ thúc đẩy các giải pháp năng lượng sạch trên toàn khu vực. Hay một ví dụ nữa là hơn 20 triệu đô la mà Tổng thống Biden gần đây đã cam kết hỗ trợ cho sáng kiến Tương lai Khí hậu Hoa Kỳ-ASEAN, hoặc khoản tài trợ trị giá 500 triệu đô la mà Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ công bố vào tuần trước nhằm hỗ trợ xây dựng một cơ sở sản xuất điện mặt trời tại Tamil Nadu, Ấn Độ.
Nhà máy này, do công ty First Solar của Mỹ xây dựng, sẽ có công suất hàng năm là 3,3 Gigawatt. Con số này đủ để cung cấp điện cho hơn hai triệu gia đình. Việc xây dựng và vận hành cơ sở này cũng sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm ở Ấn Độ, phần lớn là cho phụ nữ, cùng với hàng trăm việc làm khác ở Hoa Kỳ. Và đó chỉ là một trong nhiều cách mà Hoa Kỳ sẽ giúp Ấn Độ đạt được mục tiêu đầy tham vọng, đó là đạt mức công suất năng lượng tái tạo 500 Gigawatt vào năm 2030, đồng thời, qua đó, cũng góp phần giúp thế giới tránh được một thảm họa khí hậu.
Giờ đây, chúng ta đều nhận ra rằng, ngay cả khi quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh tạo ra sự gia tăng lớn về việc làm, điều mà chúng tôi hoàn toàn tin tưởng, thì không phải tất cả những người lao động bị mất việc làm trong các ngành công nghiệp cũ hay những lĩnh vực cũ đều sẽ nhận được những việc làm mới này trong quá trình chuyển đổi này. Chính vì thế, chúng ta có một nghĩa vụ, mà chúng tôi cam kết thực hiện, đó là đưa tất cả mọi người cùng đi trên con đường phát triển.
Thứ năm và cũng là cuối cùng, chúng tôi sẽ tăng cường an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các mối đe dọa đang biến đổi. Cách tiếp cận an ninh của chúng ta cũng phải thay đổi theo. Chúng tôi sẽ tìm cách tăng cường hợp tác an ninh dân sự nhằm giải quyết những thách thức phát sinh từ chủ nghĩa cực đoan, khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, cho đến mua bán người. Và chúng tôi sẽ áp dụng một chiến lược kết hợp chặt chẽ hơn tất cả các công cụ sức mạnh quốc gia của Hoa Kỳ – từ ngoại giao, quân sự cho đến tình báo – cùng với các công cụ của các đồng minh và đối tác của chúng tôi. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin của chúng tôi gọi đây là chiến lược “ngăn chặn tích hợp”.
Chiến lược này chính là để củng cố các thế mạnh của chúng tôi, để chúng tôi có thể duy trì hòa bình, như chúng tôi đã làm trong khu vực này suốt nhiều thập kỷ qua. Chúng tôi không muốn có xung đột ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đó là lý do tại sao chúng tôi tìm kiếm phương thức ngoại giao nghiêm túc và bền vững với CHDCND Triều Tiên, với mục tiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi sẽ phối hợp cùng với các đồng minh và đối tác của mình để giải quyết mối đe dọa từ các chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên, thông qua cách tiếp cận thực tế, được hiệu chỉnh, đồng thời củng cố khả năng răn đe mở rộng của chúng tôi.
Và đó là lý do tại sao tháng trước Tổng thống Biden đã nói với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng cả hai bên đều có trách nhiệm sâu sắc trong việc đảm bảo rằng sự cạnh tranh giữa hai quốc gia không biến thành xung đột. Chúng tôi nhận trách nhiệm đó với sự nghiêm túc cao nhất, bởi vì nếu không thể làm được điều này, đó sẽ là một thảm họa cho tất cả chúng ta.
Vào ngày 14 tháng 2 năm 1962, Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ khi đó là Robert F. Kennedy đã đến và phát biểu tại chính ngôi trường Đại học này. Ông đã nói về những cuộc đấu tranh bền bỉ mà người dân của cả hai nước cùng chia sẻ. Những cuộc đấu tranh đó, theo lời ông, sẽ phải được tiếp nối bởi những người trẻ tuổi, giống như những sinh viên ở đây ngày hôm nay. Và ông ấy đã trích dẫn một điều mà anh trai ông, John F. Kennedy, khi đó là Tổng thống Hoa Kỳ, đã nói về tầm nhìn của chúng tôi đối với thế giới. Tổng thống Kennedy đã nói: “Mục tiêu căn bản của chúng tôi vẫn luôn như vậy: một thế giới hòa bình, một cộng đồng các quốc gia tự do và độc lập, được tự do lựa chọn tương lai của mình và hệ thống của chính mình, miễn là điều đó không đe dọa đến sự tự do của người khác”.
Với tất cả những thay đổi trong gần 70 năm qua kể từ khi Tổng thống Kennedy phát biểu những lời đó, việc tầm nhìn đó vẫn vô cùng tương đồng với tầm nhìn chung của chúng ta hiện nay quả là một điều phi thường. Và lý do tôi rất biết ơn khi có thể nói về điều này ở đây, tại trường Đại học này, cùng với sự hiện diện của các sinh viên và cựu sinh viên tham gia rất nhiều chương trình lãnh đạo trẻ của chúng tôi, là bởi vì các bạn vẫn chính là những người sẽ tiếp tục thực hiện tầm nhìn đó. Trong quá trình thực hiện điều này, hãy biết rằng các bạn luôn có sự đồng hành của người dân trên toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm cả người dân Hoa Kỳ, những người mà hy vọng và số phận của họ gắn liền với hy vọng và số phận của các bạn, đồng thời họ cũng chính là những đối tác kiên định của các bạn trong việc tạo lập một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một khu vực chung của tất cả chúng ta, rộng mở hơn và tự do hơn.
Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe. (Vỗ tay.)
# # #
Bản dịch được cung cấp có tính tham khảo và chỉ bản gốc chính thức bằng tiếng Anh mới có giá trị chính xác.
U.S. DEPARTMENT OF STATE
Office of the Spokesperson
________________________________________
For Immediate Release
SPEECH
December 14, 2021
Secretary Antony J. Blinken
“A Free and Open Indo-Pacific”
December 14, 2021
Universitas Indonesia
Jakarta, Indonesia
S KUSUMAYATI: Excellency, ambassadors, ASEAN Secretary General, Honorable Rector of Universitas Indonesia, and the chairperson of the U.S.-Indonesia Board of Trustees, distinguished guests, ladies and gentlemen:
First of all, let’s praise our God Almighty for the blessings that we receive, so today we can gather here in healthy and wealthy condition. I am honored to extend our warmest welcome to the campus of Universitas Indonesia here in Depok City.
Universitas Indonesia are humbled and delighted to be the host of the honorary speech will be delivered by the Honorable U.S. Secretary of the State, Mr. Antony Blinken. Universitas Indonesia, as the name suggests, take the pride to carrying the name of the nation. We equally recognize this as the privilege as well as also our responsibility.
Our visions underscores the importance of science, technology, and culture, and how we take them forward to benefit the people in Indonesia as we are asked in the world.
Excellencies, ladies and gentlemen, as we all experience, far-reaching and complex problems are unfolding around us. The COVID-19 pandemic, natural disaster, global warming, climate change, are some among others. There are no instant solutions of those matters, but we believe in investing our time to meet our minds together our ideas and acquire inspirations, and then transform it to collaborations, policies, and actions.
Today marks a unique moment for us. We are privileged to have His Excellency the U.S. Secretary of State Antony Blinken present among us to share his view. Many key figures from different backgrounds and expertise are here already with us, and we really believe that the diversity of knowledge will align into one goal: to safeguarding our future generations while at the same time to solve the challenges that we have faced at the present days.
Excellencies, ladies and gentlemen, please welcome the Honorable U.S. Secretary of State, Mr. Antony Blinken. (Applause.)
SECRETARY BLINKEN: Well, good morning, everyone. It is wonderful to be with all of you. And Dr. Kusumayati, thank you so much for the generous introduction. But more than that, thank you for decades of service working to improve public health, to educate the next generation of doctors and nurses – including as the first woman to serve as the University’s Dean of the School of Public Health. From your research on reproductive health to your leadership on Indonesia’s COVID task force, your dedication to your community is truly inspirational, and I thank you. (Applause.)
And good morning to everyone here. Selamat pagi. It is wonderful to be back in Jakarta. I was here on a couple of occasions when I was last in government as deputy secretary of state, and I was looking forward to this opportunity to return to Southeast Asia’s largest democracy.
And for the students who are in this room, I expect it feels good to be back on campus. I understand many of you have been studying remotely for some time and are looking forward to actually getting back in the classroom, and I’m glad we’ve had a little bit of an excuse to bring you back together today. I know, Doctor, you and the task force want the students back, and I know how much everyone is looking forward to that.
I’m here, we’re here, because what happens in the Indo-Pacific will, more than any other region, shape the trajectory of the world in the 21st century.
The Indo-Pacific is the fastest growing region on the planet. It accounts for 60 percent of the world economy, two-thirds of all economic growth over the last five years. It’s home to more than half the world’s people, seven of the 15 biggest economies.
And it’s magnificently diverse, more than 3,000 languages, numerous faiths stretching across two oceans and three continents.
Even a single country like Indonesia is home to a rich patchwork that is hard to distill, except for its variety. And this nation’s motto holds – Bhinneka Tunggal Ika, unity in diversity – which sounds pretty familiar to an American. In the United States we say E Pluribus Unum, out of many, one. It’s the same idea.
The United States has long been, is, and always will be an Indo-Pacific nation. This is a geographic fact, from our Pacific coast states to Guam, our territories across the Pacific. And it’s a historical reality, demonstrated by our two centuries of trade and other ties with the region.
Today, half of the United States’ top trading partners are in the Indo-Pacific. It’s the destination for nearly one-third of our exports, the source of $900 billion in foreign direct investment in the United States, and that’s creating millions of jobs spread across all 50 of our states. And more members of our military are stationed in the region than anywhere outside the continental U.S., ensuring peace and security that have been vital to prosperity in the region, benefiting us all.
And of course, we’re tied together by our people, whose connections go back generations. There are more than 24 million Asian Americans living in the United States, including Ambassador Sung Kim, when he’s not serving his country in one part of the world or another, as he has been for the last three decades.
Before the pandemic, there were more than 775,000 students from the Indo-Pacific studying at U.S. colleges and universities. And your American classmates here at Universitas Indonesia are among the millions of Americans who have come to the region to study, to work, to live, including one who went onto become our president.
There’s an Indonesian proverb – one that I’m told kids are taught from a young age: “We have two ears, but only one mouth.” That means that before we speak or act, we have to listen. And we’ve done a lot of listening to people in the Indo-Pacific in the first year of this administration to understand your vision for the region and its future.
We’ve welcomed leaders from the region in our country, including the first two foreign leaders President Biden hosted after taking office from Japan and South Korea, and all the foreign ministers whom I’ve had the privilege of hosting at the State Department, including Foreign Minister Retno. And we’ve come to your region – Vice President Harris, Secretary of Defense Austin, Secretary of Commerce Raimondo, and so many other Cabinet members, not to mention many senior State Department officials from my team.
The President has participated in multi leader-level summits held by key regional bodies: APEC; the U.S.-ASEAN and East Asia Summits; and the Quad, made up of India, Japan, and Australia. I’ve done the same with fellow foreign ministers, including hosting the Mekong-U.S. Partnership Ministerial. And President Biden has met with Indo-Pacific leaders overseas as well, including a very productive meeting with President Jokowi in Glasgow during the COP26.
But we’re not just listening to leaders. At our embassies and consulates across the region, our diplomats are using two ears to take in the views of people from all walks of life – students, activists, academics, entrepreneurs.
And while it’s an extraordinarily diverse region with distinct interests, distinct views, we see a great deal of alignment between the vision we’re hearing from the Indo-Pacific and our own.
People and governments of the region want more, better opportunities for all of their people. They want more chances to connect – within their nations, between their nations, around the world. They want to be better prepared for crises like the pandemic that we’re living through. They want peace and stability. They want the United States to be more present and more engaged. And above all, they want a region that is more free and more open.
So what I’d like to do today is to try to set out that shared vision, and how together we’re going to work to make it a reality. And there are five core elements that I’d like to focus on.
First, we will advance a free and open Indo-Pacific.
Now, we talk a lot about a free and open Indo-Pacific, but we don’t often define what we actually mean by that. Freedom is about the ability to write your future and have a say in what happens in your community and your country, no matter who you are or who you know. And openness naturally flows from freedom. Free places are open to new information and points of view. They’re open to different cultures, religions, ways of life. They’re open to criticism, to self-reflection, as well as to renewal.
When we say that we want a free and open Indo-Pacific, we mean that on an individual level, that people will be free in their daily lives and live in open societies. We mean that on a state level, that individual countries will be able to choose their own path and their own partners. And we mean that on a regional level, that in this part of the world problems will be dealt with openly, rules will be reached transparently and applied fairly, goods and ideas and people will flow freely across land, cyberspace, and the open seas.
We all have a stake in ensuring that the world’s most dynamic region is free from coercion and accessible to all. This is good for people across the region. It’s good for Americans because history shows that when this vast region is free and open, America is more secure and more prosperous. So we will work with our partners across the region to try to realize this vision.
We will continue to support anti-corruption and transparency groups, investigative journalists, think tanks across the region like the Advocata Institute in Sri Lanka. With our support, that institute created a public registry of state-owned enterprises like banks and airlines that operate with big losses, and proposed ways to reform them.
We’re finding partners in government, too, like Victor Sotto. He’s the mayor of the city of Pasig in the Philippines. Victor set up a 24/7 hotline for constituents to report cases of corruption. It has made the awarding in public contracts more transparent, has given community-based organizations a say in the way the city spends its resources. He’s part of the State Department’s first group of global anti-corruption champions that we announced earlier this year.
And we’ll continue to learn best practices from our fellow democracies. That’s the idea behind the Summit for Democracy that President Biden convened last week, where President Jokowi spoke – indeed, he was the first speaker – and the Bali Democracy Forum that Indonesia just held for the fourteenth time, and where I had an opportunity to speak.
We’ll also stand up against leaders who don’t respect their people’s rights, as we are seeing now in Burma. We will continue to work with our allies and partners to press the regime to cease its indiscriminate violence, release all of those unjustly detained, allow unhindered access, and restore Burma’s path to inclusive democracy.
ASEAN has developed a Five-Point Consensus, and it calls on the regime to engage in constructive dialogue with all parties to seek a peaceful resolution that respects the will of the Burmese people, a goal we will not give up on.
Another way we will promote freedom and openness is by defending an open, interoperable, secure, and reliable internet against those who are actively working to make the internet more closed, more fractured, and less secure. We’ll work with our partners to defend these principles, and help build the secure, trusted systems that lay the foundation for it. At the Moon-Biden Leaders’ Summit earlier this year, the Republic of Korea and the United States announced more than $3.5 billion in investments in emerging technologies, including research and development on secure 5G and 6G networks.
Finally, we’ll work with our allies and partners to defend the rules-based order that we’ve built together over decades to ensure the region remains open and accessible.
And let me be clear about one thing: the goal of defending the rules-based order is not to keep any country down. Rather, it’s to protect the right of all countries to choose their own path, free from coercion, free from intimidation. It’s not about a contest between a U.S.-centric region or a China-centric region. The Indo-Pacific is its own region. Rather, it’s about upholding the rights and agreements that are responsible for the most peaceful and prosperous period that this region and the world has ever experienced.
That’s why there is so much concern, from northeast Asia to southeast Asia, and from the Mekong River to the Pacific Islands, about Beijing’s aggressive actions, claiming open seas as their own, distorting open markets through subsidies to its state-run companies, denying the exports or revoking deals for countries whose policies it does not agree with, engaging in illegal, unreported, and unregulated fishing activities. Countries across the region want this behavior to change.
We do, too, and that’s why we’re determined to ensure freedom of navigation in the South China Sea, where Beijing’s aggressive actions there threaten the movement of more than $3 trillion worth of commerce every year.
It’s worth remembering that, tied up in that colossal number, $3 trillion, are the actual livelihoods and well-being of millions of people across the world. When commerce can’t traverse open seas, that means that farmers are blocked from shipping their produce; factories can’t ship their microchips; hospitals are blocked from getting lifesaving medicines.
Five years ago, an international tribunal delivered a unanimous and legally binding decision firmly rejecting unlawful, expansive South China Sea maritime claims as being inconsistent with international law. We and other countries, including South China Sea claimants, will continue to push back on such behavior. It’s also why we have an abiding interest in peace and stability in the Taiwan Strait, consistent with our longstanding commitments.
Second, we will forge stronger connections within and beyond the region. We’ll deepen our treaty alliances with Japan, the Republic of Korea, Australia, the Philippines, and Thailand. Those bonds have long provided the foundation for peace, security, and prosperity in the region. We’ll foster greater cooperation among these allies, as well. That’s one of the things we’ve done by deepening U.S.-Japan-South Korea trilateral cooperation, and launching an historic new security cooperation agreement with Australia and the United Kingdom. We’ll find ways to knit our allies together with our partners, as we’ve done by reinvigorating the Quad. And we’ll strengthen our partnership with a strong and independent ASEAN.
ASEAN centrality means we will keep working with and through ASEAN to deepen our engagement with the region all the more, given the alignment between our vision and ASEAN’s outlook on the Indo-Pacific.
In October, President Biden announced more than $100 million to bolster our cooperation with ASEAN across key areas, to include public health, women’s empowerment. And the President will be inviting ASEAN’s leaders to a summit in the United States in the coming months to discuss how we can deepen our strategic partnership.
We’re strengthening strategic partnerships with other countries in the region: Singapore, Vietnam, Malaysia, and, of course, Indonesia. And that’s the reason I’ve made this trip.
We’re also deepening ties between our people. YSEALI, the signature program to empower the rising generation of leaders in Southeast Asia, has more than 150,000 members and counting.
Finally, we’ll work to connect our relationships in the Indo-Pacific with an unmatched system of alliances and partnerships beyond the region, particularly in Europe. The European Union recently released an Indo-Pacific strategy that aligns closely with our own vision. At NATO, we’re updating our Strategic Concept to reflect the Indo-Pacific’s growing significance, and address new threats, like the security implications of the climate crisis. And we’re putting ASEAN’s centrality at the heart of our work with partners. We did that just a few days ago, when the G7 ministers were meeting in the UK, and met with their ASEAN counterparts for the first time.
We’re doing all this for a simple reason: it allows us to assemble the broadest, most effective coalitions to tackle any challenge, to seize any opportunity, to work toward any goal. The more countries that we can rally around common interests, the stronger we all are.
Third, we will promote broad-based prosperity. The United States has already provided more than $1 trillion in foreign direct investment in the Indo-Pacific. The region has told us loud and clear that it wants us to do more. We intend to meet that call. At President Biden’s direction, we’re developing a comprehensive Indo-Pacific economic framework to pursue our shared objectives, including around trade and the digital economy, technology, resilient supply chains, decarbonization and clean energy, infrastructure, worker standards, and other areas of shared interest.
Our diplomacy will play a key part. We’ll identify opportunities that American firms aren’t finding on their own, and make it easier for them to bring their expertise and their capital to new places and new sectors. Our diplomatic posts, our embassies across the Indo-Pacific are already leading on this, and we’re going to surge capacity so that they can do more. More than 2,300 business and government leaders from the region joined me for this year’s Indo-Pacific Business Forum, which we co-hosted with India, and where we announced nearly $7 billion in new private-sector projects.
We’ll work with our partners to shape the rules of the growing digital economy on key issues like data privacy and security, but in a way that reflects our values, and unlocks opportunities for our people. Because if we don’t shape them, others will. And there’s a good chance they’ll do it in a way that doesn’t advance our shared interests or our shared values.
At APEC in November, President Biden set out a clear vision for how we can build a common way forward in the region. On digital technologies, he talked about the need for an open, interoperable, reliable, and secure Internet, and our strong interest in investing in cybersecurity and developing digital economy standards that will position all of our economies to compete in the future. And when U.S. Trade Representative Tai and I co-led our delegation to the APEC ministerial in November, we focused on the need to ensure that technology serves a free and open Indo-Pacific.
We’ll also promote fair and resilient trade. That’s the story of the ASEAN Single Window, a project the United States supported to create a single automated system for clearing customs across the region. It helped streamline trade by making it more transparent and secure, lowering costs for business and prices for consumers. And the move from paper to digital customs has made is possible to keep cross-border trade moving, even during the lockdowns.
During the first year of the pandemic, the countries that were most active on the platform saw their trade activity rise by 20 percent, when most other cross-border trade was actually falling. And at the U.S.-ASEAN Summit in October, President Biden committed additional U.S. support to the Single Window. We’ll work with partners to make our supply chains more secure and more resilient. I think we have all seen, through the pandemic, just how vulnerable they are, how damaging disruptions can be, including shortages of masks and microchips and pileups at ports.
We’ve been leading efforts to bring the international community together to try to resolve bottlenecks and build greater resiliency against future shocks. President Biden convened a Leaders Summit on supply chain resilience. Vice President Harris made it a core focus of her meetings during her visit to the region. Commerce Secretary Raimondo has tackled the issue with Australia, New Zealand, Singapore, and Malaysia on her recent travel. And U.S. Trade Representative Tai launched the interagency Supply Chain Trade Task Force, and raised the issue in her travel to Japan, the Republic of Korea, and India. In the new year, the Commerce Secretary, Gina Raimondo, and I will team up to convene government and private-sector leaders from around the world to tackle these issues at a Global Supply Chain Forum. As the hub of so much of the globe’s production and commerce, this region, the Indo-Pacific, will be core to these efforts.
Finally, we’ll help close the gap on infrastructure. There is, in this region as well as around the world, a large gap when it comes to infrastructure needs and what’s currently being provided. Ports, roads, power grids, broadband – all are building blocks for global trade, for commerce, for connectivity, for opportunity, for prosperity. And they’re essential to the Indo-Pacific’s inclusive growth. But we’re hearing increasing concerns from government officials, industry, labor, and communities in the Indo-Pacific about what happens when infrastructure isn’t done right, like when it’s awarded through opaque, corrupt processes, or built by overseas companies that import their own labor, extract resources, pollute the environment, and drive communities into debt.
Countries in the Indo-Pacific want a better kind of infrastructure. But many feel it’s too expensive, or they feel pressured to take bad deals on terms set by others rather than no deals at all. So we will work with countries in the region to deliver the high-quality, high-standards infrastructure that people deserve. In fact, we’re already doing that.
Just this week, together with Australia and Japan, we announced a partnership with the Federated States of Micronesia, with Kiribati, and Nauru to build a new undersea cable to improve internet connectivity to these Pacific nations. And since 2015, the members of the Quad have provided more than $48 billion in government-backed financing for infrastructure for the region. This represents thousands of projects across more than 30 countries, from rural development to renewable energy. It benefits millions of people.
The Quad recently launched an infrastructure coordination group to catalyze even more investment, and it is looking to partner with Southeast Asia on infrastructure and many other shared priorities. The United States will do more than that. Build Back Better World, which we launched with our G7 partners in June, is committed to mobilizing hundreds of billions of dollars in transparent, sustainable financing over the coming years. And together with Australia and Japan, we launched the Blue Dot Network to start certifying high-quality infrastructure projects that meet the benchmarks developed by the G20, the OECD, and others, and to attract additional investors.
Fourth, we will help build a more resilient Indo-Pacific. The COVID-19 pandemic and the climate crisis have underscored the urgency of that task. The pandemic has taken the lives of hundreds of thousands of people across the region, including more than 143,000 men, women, and children here in Indonesia. It has also inflicted a massive economic toll, from shuttered factories to the halt of tourism.
The United States has been there with the people of this region at every step, even as we battle the pandemic at home. Of the 300 million doses of safe, effective vaccines that the United States has already distributed worldwide, we’ve sent more than 100 million doses to the Indo-Pacific. And over 25 million of those have come here, to Indonesia. By the end of next year, we will have donated more than 1.2 billion doses to the world. And we’ve provided over $2.8 billion in additional assistance to the region to save lives, including $77 million here in Indonesia for everything from personal protective equipment to medical oxygen for hospitals. And we’ve been providing this aid free of charge, with no strings attached. By making most of these donations through COVAX, we have ensured they are distributed equitably, based on need, not on politics.
At the same time, we’re working together with our partners to end the pandemic. The Quad vaccine partnership is playing a key part in that. We’re working together to finance, to manufacture, to distribute, and to put as many shots in arms as quickly as possible. Individual countries are stepping up. India recently committed to produce an additional 5 billion doses by the end of 2022. The Republic of Korea and Thailand are ramping up their production as well.
We are rallying the private sector to our side. At a ministerial that I convened last month, we launched something called the Global COVID Corps. It is a coalition of leading companies that will provide expertise, tools, and capabilities to support logistics and vaccine efforts in developing countries, including the last mile, and that is critical for actually getting shots into arms. This is what we’re seeing increasingly around the world, where the production of vaccines has increased, they are getting out there, but then they are not getting into arms because of the last-mile difficulties, the logistics that need to be solved, and that is exactly what we are focusing on.
At the same time, as we fight the virus, we’re building the health systems back better in the Indo-Pacific, around the world, to prevent, detect, and respond to the next pandemic. And the thing is, we actually know how to do this. The United States has been working with partners to strengthen health systems in the region for decades. In ASEAN alone, we’ve invested more than $3.5 billion in public health over the past 20 years. And we have a lot to show for it, both in significant improvements to public health, and also in deep relationships that we’ve built on the ground.
As part of our support for ASEAN, President Biden recently announced that we’ll provide $40 million for the U.S.-ASEAN Health Futures Initiative, and that’s going to accelerate joint research, strengthen health systems, train a rising generation of health professionals.
We’re also supporting the development of an ASEAN Public Health Emergency Coordination System. That’s going to help countries in the region coordinate their response to future health emergencies. And the first Southeast Asian regional office of the U.S. Centers for Disease Control and Prevention, which we opened in Hanoi this summer, is already supporting these efforts on the ground.
The climate crisis, of course, is another global challenge that we have to tackle together. People across the Indo-Pacific are already feeling its catastrophic impact: 70 percent of the world’s natural disasters strike in this region, and over 90 million people in the region were affected by climate-related disasters in 2019. The following year, on our own Pacific coast, California endured five of the six biggest wildfires in its history.
Now, many of the biggest emitters in the region have recognized the need to act urgently, as we saw in the ambitious pledges that they set out at COP26. In Glasgow, 15 Indo-Pacific countries, including Indonesia, signed the Global Methane Pledge to cut emissions by 30 percent over the next decade. If all the biggest emitters join us, that would do more to reduce warming than taking every ship out of the seas and every plane out of the skies.
But it would be a mistake to think about climate only through the prism of threats. Here is why: every country on the planet has to reduce emissions and prepare for the unavoidable impacts of climate change. And that necessary transformation to new technologies and new industries also offers a once-in-a-generation opportunity to create new, good-paying jobs.
We believe that opportunity runs through the Indo-Pacific, and we’re already working with our partners to seize it. In the last five years alone, the United States has mobilized more than $7 billion in renewable energy investments in the region. As we step up our efforts, we’re bringing to bear the unique constellation of partnerships that we’ve built up: multilateral organizations and advocacy groups, businesses and philanthropies, researchers and technical experts.
Consider the Clean EDGE Initiative that we’re launching this month, which will bring together the expertise and innovation of the U.S. Government and private sector to help advance clean energy solutions across the region. Consider the more than $20 million that President Biden recently committed to a U.S.-ASEAN Climate Futures initiative, or the $500 million in financing announced just last week by the U.S. International Development Finance Corporation to help build a solar manufacturing facility in Tamil Nadu, India.
The factory, being built by the American company First Solar, will have an annual capacity of 3.3 gigawatts. That’s enough to power more than two million homes. Building and operating this facility will create thousands of jobs in India, the majority for women, and hundreds more jobs in the United States. And that’s just one of the ways in which the United States will help India reach its ambitious goal of 500 gigawatts of renewable energy capacity by 2030, and, in turn, help the world avoid a climate catastrophe.
Now, we recognize that, even if the transition to a green economy produces a big increase in jobs, which we’re confident it will, not all of those positions will be filled by workers who lost jobs in old industries and old sectors during this transition. So we have an obligation that we are committed to, to bring everyone along.
Fifth, and finally, we will bolster Indo-Pacific security. Threats are evolving. Our security approach has to evolve with them. We’ll seek closer civilian security cooperation to tackle challenges ranging from violate extremism, to illegal fishing, to human trafficking. And we’ll adopt a strategy that more closely weaves together all our instruments of national power – diplomacy, military, intelligence – with those of our allies and our partners. Our Secretary of Defense, Lloyd Austin, calls this “integrated deterrence.”
And it’s about reinforcing our strengths so that we can keep the peace, as we’ve done in the region for decades. We don’t want conflict in the Indo-Pacific. That’s why we seek serious and sustained diplomacy with the DPRK, with the ultimate goal of denuclearizing the Korean Peninsula. We’ll work with allies and partners to address the threat posed by the DPRK’s nuclear and missile programs through a calibrated, practical approach, while also strengthening our extended deterrence.
And that’s why President Biden told President Xi last month that we share a profound responsibility to ensure that the competition between our countries does not veer into conflict. We take that responsibility with the greatest of seriousness, because the failure to do so would be catastrophic for all of us.
On February 14th, 1962, the United States Attorney General, Robert F. Kennedy, came to speak at this university. He talked about the enduring struggles that our people shared, which, he said, had to be carried forward by young people like the students here today. And he quoted something that his brother, John F. Kennedy, then President of the United States, said about our vision for the world. President Kennedy said, “Our basic goal remains the same: a peaceful world, a community of free and independent states, free to choose their own future and their own system, so long as it does not threaten the freedom of others.”
For all that’s changed in the nearly 70 years since President Kennedy spoke those words, it’s remarkable how much that vision aligns with the one we share. And the reason I am so grateful to be able to speak about this here at this university, with students and alumni of so many of our youth leadership programs present, is because you are the ones still today who will carry forward that vision. As you do, know that you have people across the Indo-Pacific, including in the United States, whose hopes and fates are tied up with yours, and who will be your steadfast partners in making the Indo-Pacific, this region that we share, more open and more free.
Thanks so much for listening. (Applause.)
Bài của vnmission | 16 Tháng Mười Hai, 2021 | Tìm kiếm: Các bài phát biểu, Tin tức
Footer Disclaimer