Trở lại trang chủ
Theo đó, hệ sinh thái của Việt Nam xếp thứ 54/100 trong hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.
Bên cạnh đó, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm 9 tháng đầu năm 2022 đạt 494 triệu USD, với 94 thương vụ đầu tư.
Trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam, có khoảng 3.800 startup đang hoạt động. Việt Nam có 03 startup đạt đến trạng thái kỳ lân là VNG, VNLife và MoMo. Trong khi đó doanh nghiệp nghiệp khởi nghiệp công nghệ có trạng thái tiệm cận “kỳ lân” bao gồm Tiki, Giao hàng Tiết kiệm, Trusting Social, Kyber Network, KiotViet, Amanotes và Giao hàng nhanh.
Việt Nam có khoảng 208 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động và đầu tư cho các startup tại Việt Nam, trong đó có gần 40 quỹ đầu tư nội địa. Cũng theo báo cáo của BambuUp, số lượng nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam tuy nhỏ nhưng đang tăng dần.
Có thể nói trong thập kỷ qua, Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật về đổi mới snags tạo và được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao về khả năng đổi mới sáng tạo và nhận định là ngôi sao đang lên tại Đông Nam Á.
Theo báo cáo của BambuUp, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam bước vào thời kỳ vàng và thật sự bùng nổ từ cuối 2019- đầu 2020 trở lại đây khi liên tiếp nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước, bằng chứng rõ ràng nhất thể hiện qua tổng số lượng thương vụ đầu tư năm 2021 đạt 165 thương vụ, tăng 57% so với 2020 cũng như ghi nhận con số kỷ lục của đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đạt 1,4 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm trước đó.
Mức đầu tư trung bình 1 thương vụ giai đoạn đầu (early stage) rơi vào khoảng 1,15 triệu USD, và đạt giá trị 9,5 triệu USD vào giai đoạn trung & cuối (medium & late stage). Số lượng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào startup công nghệ Việt Nam mở ra cơ hội đồng thời đặt thách thức buộc bản thân startup phải hoạt động tốt hơn để đáp ứng kỳ vọng kinh doanh tương xứng với vốn từ nhà đầu tư.
“Do đó cần có những nguồn trợ lực thích hợp, bền vững và xuyên suốt hành trình startup gọi vốn và trưởng thành. Nên hiểu là việc gọi vốn thành công mới chỉ là khởi đầu cho một startup, việc duy trì hiệu quả hoạt động sau khi nhận đầu tư mới là điểm mấu chốt giúp tăng uy tín và tin cậy của quốc tế về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam”.
Tổng biên tập:
TS. Chử Văn Lâm
Tổng thư ký tòa soạn:
Đào Quang Bính
Giấy phép Tạp chí điện tử số:
272/GP-BTTTT ngày 26/6/2020
Phát triển bởi Hemera Media
Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.
Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 62603760
Điện thoại: 02437552050