Nguồn hình ảnh, Getty Images
Ông Marko Walde nhận định chuyến thăm vừa qua của Thủ tướng Đức Olaf Scholz "mang ý nghĩa biểu tượng rất mạnh mẽ, cho thấy Việt Nam giờ đây đã trở thành một điểm đến quan trọng hơn, hấp dẫn hơn"
Trưởng Đại Diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK) nói trong ASEAN, Việt Nam và Thái Lan được xem là hai điểm đến đầu tư tiềm năng nhất đối với các doanh nghiệp Đức. Và rào cản hiện tại đối với Việt Nam là cơ sở hạ tầng giao thông cùng sử dụng nguồn năng lượng xanh.
Ông Marko Walde nhận định với BBC News Tiếng Việt chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Thủ tướng Đức Olaf Scholz:
"Chuyến thăm mang ý nghĩa biểu tượng rất mạnh mẽ, cho thấy Việt Nam giờ đây đã trở thành một điểm đến quan trọng hơn, hấp dẫn hơn – hay nói tốt hơn – là một địa điểm đầu tư bổ sung cho các doanh nghiệp Đức tại châu Á. Tuyên bố chung cũng đề cập những bước đi cụ thể như trao đổi về tay nghề lao động… Tôi nghĩ đây là những nội dung rất quan trọng và hữu ích đối với mối quan hệ đối tác giữa đôi bên."
Theo Bộ Công Thương Việt Nam thì "đến hết tháng 10/2022, CHLB Đức có 437 dự án FDI có tổng vốn đăng ký hơn 2,34 tỷ USD, đứng thứ 18/139 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam."
"Tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Đức đạt gần 10,6 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu hơn 7,6 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước."
Một số tập đoàn của Đức đã đầu tư tại Việt Nam gồm Daimler – Chrysler, B.Braun, Messer, Siemens…
Việt Nam: Chuyên gia nói gì về kinh tế, nhân quyền và quân sự sau chuyến đi của Thủ tướng Đức?
Đánh giá chuyến thăm của thủ tướng Đức tới Việt Nam: Thương mại, nhân quyền và minh bạch
Đức muốn Việt Nam có 'lập trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine
COP27: Việt Nam vẫn 'nghiện' điện than dù đã cam kết Net Zero năm 2050 – Bài 1
Điện đàm Anh-Việt: Thủ tướng Johnson khuyến nghị VN bỏ dần điện than và ngăn phá rừng
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Ông Marko Walde cho biết các doanh nghiệp Đức hoạt động ở Trung Quốc nhìn vào ASEAN và hai quốc gia tiềm năng nhất trong khối này là Việt Nam và Thái Lan
Ông Marko Walde cho biết chuyến đi của Thủ tướng Đức đã giúp gia tăng sự tự tin của các doanh nghiệp Đức, ở chỗ Việt Nam là một địa điểm đầu tư đáng tin cậy.
"Tôi nghĩ thông điệp từ chuyến đi này rất quan trọng, nhấn mạnh một lần nữa rằng Việt Nam là một đối tác kinh doanh rất quan trọng của Đức. Một điều có thể thấy rõ ràng là kể từ khi Việt Nam mở cửa biên giới [sau Covid] vào ngày 15/03 thì chúng tôi thấy có một sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp Đức đối với Việt Nam với tư cách là một địa điểm đầu tư bổ sung."
"Các doanh nghiệp Đức trong khi vẫn duy trì hoạt động tại Trung Quốc nhưng có một chân thứ hai ở châu Á, ngoài Trung Quốc. Đó là chiến lược mà chúng tôi gọi là China Plus one (Trung Quốc cộng một). Các doanh nghiệp Đức hoạt động ở Trung Quốc nhìn vào ASEAN và hai quốc gia tiềm năng nhất trong khối là Việt Nam và Thái Lan.
Ông Olaf Scholz được cho đã tạo một bước ngoặt so với chính sách 16 năm chỉ hướng về Trung Quốc của người tiền nhiệm Merkel, khi đã đầu tư rất nhiều thời gian đối với các đối tác châu Á khác ngoài Trung Quốc, nhằm làm giảm rủi ro nếu phụ thuộc quá lớn vào Bắc Kinh.
"Tôi thấy một thông điệp rõ ràng gửi đến ASEAN trong đó có Việt Nam qua chuyến đi của Thủ tướng Đức đó là châu Á không chỉ có Trung Quốc. Trung Quốc là một nền kinh tế lớn nhưng không phải là tất cả. Tôi thấy có một trọng tâm trong chính phủ Đức trong việc thiết lập một mối quan hệ mạnh mẽ hơn với ASEAN và đối với từng quốc gia trong khối. Tôi thấy có bước thay đổi mang tính chủ động, ý chí, và các hoạt động để thực hiện điều này.
Nguồn hình ảnh, AHK VIETNAM
Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK) và phái đoàn từ bang Bremen (Đức) đến Việt Nam
Về diễn biến mới nhất trong chiến lược đa dạng hóa của chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz, ngày 21/11, Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) đã kêu gọi chính phủ Đức hỗ trợ thêm trong vấn đề đa dạng hóa ngoài Trung Quốc, theo Reuters.
Theo một bản thảo từ DIHK mà Reuters thấy được thì các doanh nghiệp Đức đang đối mặt với những gánh nặng hành chính từ các biện pháp đa dạng hóa của chính phủ Đức.
"Mọi thứ chúng tôi đã nghe được cho đến nay về chiến lược Trung Quốc của chính phủ Đức là cực kỳ mang tính phòng thủ," Volker Treier, người đứng đầu bộ phận thương mại nước ngoài tại DIHK nói với Reuters.
"Hiện thiếu vắng một chiến lược động viên để thiết lập các mối quan hệ kinh tế bền vững, đặc biệt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn hơn, nhằm tránh sự phụ thuộc vào một bên."
Phản ứng với thông tin này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với Reuters rằng Bắc Kinh hy vọng Berlin sẽ phát triển mối quan hệ theo một "cách khách quan và hợp lý", thực thi một chính sách có lợi ích cho cả hai nước.
Việt Nam: Chuyên gia nói gì về kinh tế, nhân quyền và quân sự sau chuyến đi của Thủ tướng Đức?
Đánh giá chuyến thăm của thủ tướng Đức tới Việt Nam: Thương mại, nhân quyền và minh bạch
Đức muốn Việt Nam có 'lập trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Ông Marko Walde cho biết các nhà đầu tư Đức đặt câu hỏi cho AHK trong giai đoạn đầu tư ban đầu, cụ thể đó là nguồn năng lượng đến từ đâu nếu thiết lập việc sản xuất tại Việt Nam
Ông Marko Walde cho biết Việt Nam đã là một địa điểm ưu tiên trong chiến lược 'China Plus one' của Đức vì những đặc điểm tương đồng với Trung Quốc.
"Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm gần Trung Quốc, có hệ thống chính trị tương đồng, đó là lý do các công ty Đức rất tự tin khi đầu tư tại Việt Nam. Quy trình thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam cũng dễ dàng."
Tuy nhiên vấn đề về hạ tầng giao thông và năng lượng xanh đang là một rào cản cho triển vọng đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào Việt Nam.
"Những rào cản hiện tại tại Việt Nam có thể thấy là về cơ sở hạ tầng giao thông. Còn về năng lượng cũng có thể là một thách thức đối với chính phủ Việt Nam, đặc biệt là nguồn năng lượng xanh. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Đức hiện nay."
Ông Marko Walde nói thêm các nhà đầu tư Đức đặt câu hỏi cho AHK trong giai đoạn đầu tư ban đầu, cụ thể đó là nguồn năng lượng đến từ đâu nếu thiết lập việc sản xuất tại Việt Nam.
"Và nếu không thể cho thấy nguồn năng lượng này trong giai đoạn ngắn hoặc trung hạn thì việc giới thiệu Việt Nam là một địa điểm đầu tư hấp dẫn sẽ khó khăn. Do đó chúng tôi cần sự cải thiện lớn từ phía chính phủ Việt Nam, chúng tôi biết là điều này đang được Việt Nam thực thi nhưng cần với tiến trình nhanh hơn."
Việt Nam: Chuyên gia nói gì về kinh tế, nhân quyền và quân sự sau chuyến đi của Thủ tướng Đức?
Đánh giá chuyến thăm của thủ tướng Đức tới Việt Nam: Thương mại, nhân quyền và minh bạch
Đức muốn Việt Nam có 'lập trường rõ ràng' về cuộc chiến Ukraine
Một người Việt bị cáo buộc làm gián điệp vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' tại Đức
Tòa Đức xử nghi phạm 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' trước ngày Thủ tướng Scholz thăm VN
© 2023 BBC. BBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài. Tìm hiểu cách chúng tôi tiếp cận việc dẫn tới trang ngoài