Trở lại trang chủ
Dữ liệu thống kê từ FiinTrade cho thấy, phiên giao dịch 10/1/2023, Nhà đầu tư Tổ chức trong nước mua ròng khớp lệnh 244 tỷ các cổ phiếu ngân hàng, trong đó tập trung chủ yếu vào STB và VCB. Một số cổ phiếu ngân hàng khác cũng được nhóm này mua ròng nhiều gồm MSB, ACB, BID.
Ở chiều ngược lại, MBB, CTG, VPB, VIB và SHB là những cổ phiếu bị tổ chức trong nước bán ròng nhiều nhất.
Tự doanh cũng mua ròng 56 tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng trong phiên giao dịch hôm nay. Những cổ phiếu ngân hàng được tự doanh mua nhiều gồm VPB 10,84 tỷ đồng, ACB 20,21 tỷ đồng, TCB 9,52 tỷ đồng, VIB 8,39 tỷ đồng, MBB 6,97 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 300 tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng, khối ngoại bán ròng không đáng kể chủ yếu xả VCB với giá tị ròng 35,51 tỷ đồng.
Ngân hàng cũng là nhóm cổ phiếu bị cá nhân bán ròng mạnh mẽ nhất trong vòng một năm qua. Cá nhân đã bán ròng hơn 16.000 tỷ cổ phiếu Ngân hàng trong 2022, con số này đã vượt qua số tổng 13.700 tỷ tổng mua ròng của cá nhân trong 2 năm 2020 và 2021 với nhóm cổ phiếu này.
Đối ứng mua vào là các nhóm Tổ chức gồm nước ngoài, tự doanh và tổ chức trong nước khác. Những phiên gần đây chứng kiến các nhóm Tổ chức trong nước có động thái mua ròng khá tích cực với nhóm này.
Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành ngân hàng năm 2023, Chứng khoán VnDirect đưa ra nhiều tín hiệu lạc quan cho nhóm này bao gồm hạn mức tín dụng, khả năng chống chịu trước áp lực thanh khoản…
Trước bối cảnh hiện nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ ưu tiên các NHTM có cơ cấu tín dụng lành mạnh (tỷ trọng cho vay các phân khúc rủi ro như bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp thấp và/hoặc tỷ trọng cho vay bán lẻ cao), tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh, tỷ lệ an toàn vốn cao và quản trị rủi ro tốt.
Dựa trên những yếu tố này, VnDirect đưa ra dự báo tăng trưởng tín dụng của
các ngân hàng như dưới đây. VPB, MBB, HDB và VCB là 4 ngân hàng tham gia vào việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, vì vậy các ngân hàng này sẽ được nhận hạn mức tín dụng cao hơn so với các ngân hàng khác, theo đó cải thiện thị phần tín dụng trong năm 2023.
Theo VnDirect, định giá của ngành ở mức thấp lịch sử là 1,1 lần P/B năm 2023 (tương đương -2 độ lệch chuẩn trung bình 3 năm) đang tạo ra một cơ hội đầu tư dài hạn hết sức hấp dẫn.
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này giữ lập trường thận trọng đối với triển vọng ngành ngân hàng trong nửa đầu năm 2023 do căng thẳng thanh khoản và rủi ro trái phiếu doanh nghiệp vẫn hiện hữu. Khoảng 46 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vào nửa đầu năm 2023 sẽ là một phép thử lớn cho hệ thống tài chính.
Trong giai đoạn biến động này, ưu tiên các ngân hàng có khả năng phòng thủ trước những biến động (quản trị rủi ro tốt và cho vay BĐS hạn chế), điển hình như VCB và ACB.
Sang nửa sau năm 2023, kỳ vọng kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng sẽ ổn định hơn khi áp lực lãi suất và tỷ giá bắt đầu giảm bớt, cùng lúc với
việc thanh khoản được cải thiện nhờ nhà nước đẩy mạnh các gói đầu tư công.
Một khi triển vọng trở nên tươi sáng hơn, nên ưu tiên những ngân hàng có định giá hấp dẫn, bộ đệm vốn vững chắc và có tỷ trọng cho vay bất động sản cũng như trái phiếu doanh nghiệp lớn trong danh mục tín dụng, điển hình như TCB và VPB.
Trong giai đoạn nhiều biến động như hiện tại, nhà đầu tư sẽ có phần “dè chừng” đối với những cổ phiếu như TCB và VPB. Tuy vậy, đối với một nước đang phát triển như Việt nam, bất động sản cũng như trái phiếu doanh nghiệp đều là những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng và sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong những năm tới; và những ngân hàng nói trên sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển mạnh mẽ này.
Tổng biên tập:
TS. Chử Văn Lâm
Tổng thư ký tòa soạn:
Đào Quang Bính
Giấy phép Tạp chí điện tử số:
272/GP-BTTTT ngày 26/6/2020
Phát triển bởi Hemera Media
Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.
Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 62603760
Điện thoại: 02437552050