Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh là hai nhân vật cao cấp mới nhất bị xử lý trong chiến dịch chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng
Bài của Erin Handley phỏng vấn hai nhà quan sát người Việt ở nước ngoài bày tỏ hoài nghi về chiến dịch 'đốt lò' của TBT Nguyễn Phú Trọng có thể diệt được tham nhũng, vì Việt Nam thiếu cơ chế kiểm soát chính phủ.
"Vietnam was once praised for its pandemic response. Now a COVID corruption scandal has brought down its health minister" – tạm dịch: "Việt Nam từng được khen về cách chống đại dịch. Nay vụ bê bối tham nhũng Covid hạ bệ bộ trưởng y tế", đăng hôm 10/06/2022 trên trang web đài ABC của Úc, mô tả việc bắt hai ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh như một phần của chiến dịch chống tham nhũng tiếp tục được thúc đẩy quyết liệt.
Vụ bắt thứ trưởng ngoại giao Tô Anh Dũng trong vụ việc liên quan đến quá trình "làm giá" vé hàng không đưa công dân Việt Nam về nước hồi đại dịch cũng được đài Úc nhắc đến.
Tất cả là vì cơ chế quyền lực ở Việt Nam không có kiểm soát, và người dân nhìn thấy các quan chức chính phủ dùng quyền lực để làm giàu, bài viết phỏng vấn TS Nguyễn Hồng Hải từ ĐH Queensland nêu ra bình luận.
Covid-19: Quy trình vụ án 'giải cứu hàng không giá cao' của VN
Covid-19: Quy trình vụ án 'giải cứu hàng không giá cao' của VN
Bộ xét nghiệm Việt Á từ góc nhìn an nguy của thể chế
Quy trình "nâng giá" trong mưu mô 250 triệu USD về kit xét nghiệm Covid của Việt Á xem ra khá đơn giản, và chỉ có thể xảy ra vì ở Việt Nam, các quan chức có quá nhiều quyền lực, theo bà Erin Handley.
"Các test kit do Việt Á được bán cho các cơ quan y tế Việt Nam – bằng cách hối lộ – với giá đẩy lên 45%, và giám đốc công ty này khai ra đã trả tiền lại quả 47 triệu USD, và kiếm được 29 triệu USD…"
Bài nhắc lại rằng vào tháng 4/2020, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Việt Nam nói bộ kit Việt Á đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chuẩn thuận….
"Nhưng đó là điều giả dối. WHO sau đó cho hay bộ kit không đủ tiêu chuẩn để đem vào sử dụng."
"Sau đó thì mới vỡ lở ra là trong 2021, Việt Á đã mua ba triệu bộ kit rẻ tiền từ Trung Quốc về, nói là của họ", bài viết nêu.
Về căn nguyên và hậu quả của các vụ việc này, nghiên cứu sinh tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang từ ĐH Victoria ở Wellington, New Zealand được trích lời nói với ABC rằng "đây là cách thao túng làm ăn điển hình ở Việt Nam" của các quan chức.
"Họ có một công ty tư nhân cấu kết với các cơ quan cao cấp, và quan chức nhà nước để thao túng chính sách, cụ thể là 'không Covid'.
Sau đó, họ dùng độc quyền để tạo ra kit xét nghiệm cho cả một quốc gia gần 100 triệu dân, con số cực lớn."
Nay, trong việc Đảng CS trừng trị các quan chức tham nhũng, ngoài phần để dư luận bớt bức xúc, còn có mục tiêu "đổ lỗi hết cho ai đó" (scapegoating), ông Khắc Giang nói.
Theo ông, các vụ bắt này cũng nhằm để chính quyền tạo tính chính danh trong con mắt người dân Việt Nam.
Nhưng giống như TS Hồng Hải, ông Khắc Giang cho rằng chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam bị cản trở bởi sự thiếu vắng của cơ chế tư pháp độc lập.
"Họ đang cố giải quyết tham nhũng bằng cách loại các nhân vật tham nhũng, nhưng không chỉnh sửa chính các vấn đề mang tính cấu trúc quyền lực. Vì thế, Việt Nam sẽ không thể nào tiến về phía trước."
Bộ xét nghiệm Việt Á từ góc nhìn an nguy của thể chế
Ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh bị khởi tố, tạm giam
Bộ xét nghiệm Việt Á từ góc nhìn an nguy của thể chế
Ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh bị khởi tố, tạm giam, khám nhà
Tin về vụ bắt các ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh tuần trước nữa được nhiều đài báo quốc tế đăng tải và thu hút sự chú ý của người Việt ở nước ngoài.
Trên kênh của BBC World Service Radio tại Anh hôm 06/06, phóng viên Michael Bristow tường thuật rằng ông Thanh Long "từng là một bác sĩ và đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc chống Covid được khen ngợi ban đầu của Việt Nam". Thế nhưng, vì trục lợi trong vụ kit xét nghiệm, ông ta "phải đối mặt với án hình sự". Chủ tịch Hà Nội, ông Chu Ngọc Anh "là một nhà khoa học dính vào scandal và sẽ có số phận tương tự".
Hiện không rõ là chống tham nhũng nhiều sẽ phục hồi niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị Việt Nam hay lại chỉ làm "bộc lộ ra quá nhiều sự thối nát", một nhà báo sống tại Hoa Kỳ nói với BBC khi nghe tin vụ Việt Á dẫn tới việc bắt giữ các quan chức Hà Nội và Bộ Y tế.
Cũng từ Hoa Kỳ, TS Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose gửi cho BBC một bình luận ngắn, ví hình ảnh tòa nhà của Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội "bị gọi là máy chém".
Theo ông, các vụ bắt này giống như thời Cách mạng Pháp "tự giết những đứa con của nó", nói một cách hình ảnh. Vì các quan chức Việt Nam "cũng do Đảng CS sinh ra".
Nay "Đảng trút cơn giận vào đám âm binh thối nát, bất tài gậm nát gia sản lịch sử huy hoàng của Đảng".
Nhưng cũng có thể nói "Cách mạng không những nuốt chửng con cái nó; mà trái lại, con cái Cách mạng cũng đang trở ngược để ăn hết gia sản Cách mạng từ cha ông mình".
Xem thêm:
Bộ xét nghiệm Việt Á từ góc nhìn an nguy của thể chế
Giám đốc CDC Hà Nội bị bắt khẩn cấp liên quan vụ án Việt Á
Ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh bị khởi tố, tạm giam
Ngoại giao cây tre và lựa chọn của Việt Nam
© 2023 BBC. BBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài. Tìm hiểu cách chúng tôi tiếp cận việc dẫn tới trang ngoài