Back to home
2022 được giới phân tích đánh giá là năm “hoạ vô đơn chí” cho nền kinh tế Việt Nam cũng như thị trường bất động sản do phải chứng kiến 3 “cú sốc” tài chính mang nhiều yếu tố rủi ro.
Đó là nền kinh tế Trung Quốc gần như đóng cửa, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế của toàn cầu; Suy thoái nhẹ toàn cầu khiến giảm tổng cầu về du lịch, mua sắm, dệt may… ; Điều kiện thị trường tài chính trở nên khó khăn hơn, kéo theo đó là nhiều rủi ro và lợi suất tăng, dòng tiền dễ gần như không còn khi càng về cuối năm.
Ba tác nhân này đã khiến kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng, từ đó thị trường bất động sản cũng không ngoại lệ.
2022, thị trường bất động sản nói chung và các doanh nghiệp bất động sản nói riêng đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khi triển khai thực hiện dự án, khó khăn phổ biến nhất là vướng mắc trong thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án, đặc biệt là việc chấp thuận chủ trương đầu tư và thủ tục giao đất, tính tiền sử dụng đất. Ngoài ra, với việc kiểm soát chặt chẽ về tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, nên các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rất khó tiếp cận nguồn vốn để triển khai dự án. Cùng với đó, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng… đều tăng, dẫn đến chi phí của doanh nghiệp cũng tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Liệu những khó khăn này sẽ còn kéo dài trong năm 2023? Hướng gỡ vướng cho thị trường như thế nào? Đâu là những yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản dần phục hồi phát triển lành mạnh hơn trong thời gian tới?
Trong số báo ra sáng thứ Hai, ngày 9-1-2023, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy sẽ dành trọn Tiêu điểm: “Triển vọng thị trường bất động sản 2023” để phản ánh câu chuyện thời sự này với góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia.
Bao gồm các bài viết:
– Thị trường bất động sản 2023: Hướng về nhu cầu thật. (Phan Dương).
– Thị trường bất động sản tắc nghẽn: Sẽ được tháo gỡ từng bước. (Thanh Xuân).
– Thị trường bất động sản 2023: Nhiều triển vọng lạc quan. (Phan Nam).
Cùng nhiều chuyên mục hấp dẫn khác:
– Kiểm soát lạm phát 2023: Chuyên gia kiến nghị sáu giải pháp. (Ánh Tuyết).
– Tạo niềm tin trong thu hút FDI. (Khánh Vy).
– Đường sắt lấy lại vị thế “vang bóng một thời”. (Anh Tú).
– Kho dự trữ xăng dầu: Cần xây dựng nhưng nên thận trọng. (Huyền Vy).
– Tản mạn “học ở trường đời” cùng nhà khoa học Huy Nam. (Hồng Lĩnh).
– Hoài Đức và giấc mơ trở thành đô thị hiện đại. (Quảng Tuệ).
– Doanh nghiệp dệt may 2023: Đẩy mạnh xanh hóa, số hóa. (Lưu Hà).
– Sản xuất viên nén: Ngành hàng tỷ USD của tương lai. (Chương Phượng).
– Nghịch lý ngành rau quả: Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng cao. (Chu Khôi).
– Dự án “siêu cảng” Cần Giờ: Đột phá phát triển kinh tế biển TP.HCM. (Xuân Thái).
– Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài: Tăng tỷ lệ chất lượng tay nghề. (Lý Hà).
– “Xanh hóa” thương mại điện tử : Bao bì thân thiện với môi trường. (Băng Hảo).
Quý vị độc giả có thể đặt mua Tạp chí Kinh tế Việt Nam tại đây.
Tổng biên tập:
TS. Chử Văn Lâm
Tổng thư ký tòa soạn:
Đào Quang Bính
Giấy phép Tạp chí điện tử số:
272/GP-BTTTT ngày 26/6/2020
Phát triển bởi Hemera Media
Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.
Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 62603760
Điện thoại: 02437552050