Trở lại trang chủ
Nền kinh tế thế giới năm 2022 vẫn chưa thoát khỏi các ảnh hưởng do các biến thể mới của Covid-19 thì lại bị tác động nặng nề bởi cuộc chiến tranh Nga – Ukraine.
Đối với Việt Nam, mặc dù hiện lạm phát vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn, nhưng áp lực lạm phát đã được cảm nhận rõ hơn và sẽ tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm và có thể sang cả năm 2023.
Trong bối cảnh thế giới như vậy, với việc kiềm chế lạm phát ở mức 4% như hiện nay, Việt Nam cần quan tâm đến việc làm, đời sống người lao động ra sao?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiếu nguyên liệu đầu vào, nhất là giá xăng, điện tăng; đơn hàng từ các nước châu Âu giảm bớt hoặc bãi bỏ, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đều bị ảnh hưởng dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống. Đặc biệt, thời gian cuối năm, một số doanh nghiệp, người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, dù lạm phát đã kiềm chế ở mức dưới 4%. Làm rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng này ở một số ngành, nghề ở mức lạm phát đang được kiềm chế.
Thực trạng việc làm trong trường hợp cụ thể ảnh hưởng thế nào tới thị trường lao động dịp Tết và sau Tết. Đề xuất các giải pháp như thế nào?
Để giải đáp các câu hỏi trên, trong số báo ra sáng thứ Hai, ngày 26-12-2022, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy sẽ dành trọn chuyên mục Tiêu điểm: “Ổn định việc làm, hướng chính sách vào người dân và doanh nghiệp” với phần phân tích của các chuyên gia và nhà quản lý.
Bao gồm các bài viết:
– Giữ chân người lao động để tái hồi phục. (Thu Hằng).
– Kinh tế thế giới trong giai đoạn khó khăn với nhiều thách thức đan xen. (Ngọc Linh).
– Gỡ khó trước bối cảnh lạm phát, giảm đơn hàng. (Nhóm phóng viên).
– Chi phí lao động hấp dẫn, chưa đủ sức hút nhà đầu tư ngoại. (Nhật Dương).
–Cần định chế song song với thị trường lao động. P/v ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Đỗ Mến).
Cùng nhiều chuyên mục hấp dẫn khác:
– Thách thức thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. (Khánh Vy).
– Không thể đơn lẻ thúc đẩy kinh doanh liêm chính. (Vũ Khuê).
– Hiến kế đẩy mạnh cải tạo chung cư cũ. (Phan Dương).
– Dấu ấn ngành hải quan năm 2022. (Tuyết Nhi).
– Doanh nghiệp công nghệ số khai phá thị trường ngoại. (Đỗ Phong).
– Thúc đẩy đổi mới sáng tạo khu vực công. (Anh Nhi).
– Hoàn thiện khung pháp lý với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. (Song Hà).
– Giải pháp ứng phó với phòng vệ thương mại. (Hương Loan).
– Giảm sức mua hàng Tết: Nỗi lo ám ảnh doanh nghiệp. (Lưu Hà).
– Nhật Bản điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất. (An Huy).
– Những thách thức của tiêu dùng xa xỉ trong năm 2023. (Minh Nguyệt).
Tổng biên tập:
TS. Chử Văn Lâm
Tổng thư ký tòa soạn:
Đào Quang Bính
Giấy phép Tạp chí điện tử số:
272/GP-BTTTT ngày 26/6/2020
Phát triển bởi Hemera Media
Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.
Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 62603760
Điện thoại: 02437552050