Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Danh sĩ Kỷ Hiểu Lam thời nhà Thanh của Trung Quốc từng cho rằng, làm người thì nên “ngoài tròn trong vuông”, ý chỉ làm người cần “thế sự đỗng minh”, hiểu biết mọi sự trên thế giới, và đặc biệt là nội tại chính trực, ngay thẳng, vuông vắn. “Ngoài tròn trong vuông” không chỉ dùng để hình dung nền tảng làm người, mà còn thể hiện sự hiểu biết của người xưa về trời đất, trời tròn đất vuông. Tư tưởng “trung hòa” của Nho giáo cũng tượng trưng cho hình tròn, còn các quy tắc hay chế độ pháp gia thì hình vuông. Ngay cả những đồng tiền đúc từ thời cổ xưa cũng được tạo ra với hình dáng “ngoài tròn trong vuông”. Đồng tiền cổ cũng đã trải qua hàng nghìn năm thiên biến vạn hóa theo dòng chảy lịch sử. Ngay từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc, tại nước Tần, nước Tề hay nước Yên đã xuất hiện những đồng tiền lỗ vuông, mặt trên điêu khắc văn tự, ví dụ như chữ “bán lượng”, “văn tín”, “Trường An”…
Tiền đồng đúc ở mỗi triều đại sẽ có những phong cách, kiểu dáng khác nhau, nhưng về cơ bản đều chịu chung một ảnh hưởng trong hình dáng là ngoài tròn trong vuông.
Năm 959 sau Công Nguyên, Chu Thế Tông Sài Vinh (hoàng đế thứ hai của nhà hậu Chu thời Ngũ đại) băng hà, Chu Cung Đế Sài Tông huấn kế vị khi còn rất nhỏ, mẹ ông phải chấp chính. Khi đó thái úy Triệu Khuông Dận đang nắm trọng quyền trong tay, đương nhiên không thể ngồi nhìn.
Năm 960 khi có tin đồn Bắc Hán và Liêu nhăm nhe tấn công, Triệu Khuông Dận khi đó đang là Thái úy đem quân đi đánh. Đây cũng là thời điểm binh biến Trần Kiều xảy ra, Triệu Khuông Dận dưới sự ủng hộ của mưu sĩ Triệu Phổ và quân lính, thu binh nắm quyền lật đổ triều đình hậu Chu lên làm vua. Tuy nhiên, theo ghi chép lịch sử, Tống thái tổ Triệu Khuông Dận cũng có rất nhiều công lao khi sáng lập ra vương triều nhà Tống, gần như thống nhất đất nước đến khi mất. Ông tiêu diệt và sáp nhập Nam Đường, Hậu Thục, Nam Hán và Kinh Nam vào bản đồ Nhà Tống, chỉ còn lại Bắc Hán. Bởi vậy người đời vẫn cho rằng ông chưa thể hoàn toàn chấm dự sự phân chia của Ngũ Đại và Thập Quốc.
Năm 976 sau Công nguyên, Tống Thái tổ qua đời, ngôi vua được truyền lại cho em trai là Triệu Quang Nghĩa, tức Tống Thái Tông. Triệu Quang Nghĩa đã tiếp tục cuộc thập tự chinh thảo phạt chư hầu quốc, nắm quyền Thái Nguyên, diệt Bắc Hán, tuy thống trị thiên hạ nhưng cuộc chiến này đã tổn thất quá nhiều tướng giỏi.
Triệu Khuông Dận
Theo ghi chép, Triệu Quang Nghĩa là người tín Phật. Để củng cố giang sơn nhà Tống, ông đã đến núi Ngũ Đài để tỏ lòng tôn kính, đồng thời cho đúc và mang theo những đồng tiền với tượng phật vàng. Mặc dù những đồng tiền này đều là tiền đồng, nhưng chúng được coi là “kim nguyên bảo”, giá trị vô cùng phi thường, gọi chung là “kim phật tượng nguyên bảo”.
Những “kim phật tượng nguyên bảo này” không được lưu thông ngoài đời thường, mà được Triệu Quang Nghĩa cống lên trên núi Ngũ Đài. Trải qua hàng trăm năm, cùng với sự phát triển và suy vong của Phật giáo, những kim nguyên bảo này đã biến mất cho đến những năm 1970.
Năm 1978, tháp Kì Quang trên núi Ngũ Đài trở nên xuống cấp, hư hại trong một thời gian dài và nhận được sự quan tâm của ban quản lý. Một nhà thầu địa phương tên là Viên Chung Phú đã ký hợp đồng nhận dự án sửa chữa này. Ông dẫn theo mười hai người công nhân tới triển khai công việc. Chỉ không lâu sau khi đào móng tháp Kì Quang, những người thợ đã chạm phải một phiến đã bên dưới.
Năm 1988, một trong những đồng tiền cổ kim phật tượng thời nhà Tống xuất hiện tại cuộc đấu giá ở Hồng Kông. Đồng xu cổ này được bán với giá cao 150.000 RMB (hơn 500 triệu đồng).
Một ai đó đã hét lên “Đào được bảo vật rồi!”, các công nhân vội vây quanh tò mò. Họ nhìn thấy những đồng xu lỗ vuông thời xa xưa. Những đồng xu này, nếu nói đáng tiền, thì cũng chỉ đáng vài đồng vào thời điểm đó, nếu nói không đáng tiền, thì quả thật cũng không có giá trị gì thời điểm những năm 70.
Tin tức về việc đào được tiền đồng đã sớm đến truyền đến tai các nhà sư ở núi Ngũ Đài. Xét cả về công và tư, thì những đồng xu này quy thuộc về núi Ngũ Đài. Họ cũng không giữ làm của riêng mà đã giao nộp lên trên. Mặc dù vậy, chuyện đào được bảo bối ở tháp Kì Quang lại khiến mọi người quan tâm.
Ngày hôm sau, những người công nhân vẫn còn đang bàn tán sôi nổi về chuyện đào được bảo vật. Một người công nhân thốt lên: “Nói không chừng hôm nay vẫn còn đào được một ít nữa chăng!” Người nói vô tâm, nhưng người nghe lại hữu ý. Một công nhân tên Hồ Chiêm Binh tiếp tục nỗ lực đập vỡ những phiến đá lớn. Rốt cuộc phiến đá cũng nứt ra thành nhiều mảnh dưới những nhát búa cực mạnh. Trong đống đổ nát, Hồ Chiêm Binh nhìn thấy một chiếc hộp cũ, khi mở ra, những người xung quanh sửng sốt. Bên trong chiếc hộp có hàng nghìn đồng xu. Những đồng xu này đều có hình dáng ngoài tròn trong vuông, và mặt sau đều có hình tượng phật, lại còn là những đồng tiền vàng lấp lánh.
Ngay cả những người không hiểu biết về giá trị thì cũng biết sức nặng của vàng. Của cải động nhân tâm, nói những người này không có lòng tham thì không thể. Lúc này chủ thầu mới bất ngờ đề nghị “chia đều”, nếu như có ai dám hé lộ chuyện này thì sẽ “cắt lưỡi”. Mỗi người đều được chia hơn một trăm đồng tiền vàng, và như thế những kim nguyên bảo này biến mất khỏi nói Ngũ đài, không ai biết đến tung tích của chúng nữa.
Một đồng xu cổ có giá hơn 100.000 tệ trên thị trường, nhưng những người dân không nhận ra giá trị lịch sử của những đồng tiền kim phật tượng này. Được biết, Hồ Chiêm Binh đã bán lại chúng cho những người buôn bán đồ cổ với giá ban đầu là 100 nhân dân tệ (khoảng gần 400 nghìn đồng). Sau khi những đồng tiền này được đưa vào thị trường ngay lập tức đã làm dấy lên sự cảnh giác của các nhà khảo cổ và chuyên gia văn hóa. Cảnh sát cũng đã tiến hành điều tra và thu hồi được hơn 3.000 đồng tiền vàng kim phật tượng, tương đương với việc cứu vãn được hơn 1 tỉ đồng nhân dân tệ (khoảng 3500 tỷ đồng) tổn thất.
Năm 1988, một trong những đồng tiền cổ kim phật tượng thời nhà Tống xuất hiện tại cuộc đấu giá ở Hồng Kông. Đồng xu cổ này được bán với giá cao 150.000 RMB (hơn 500 triệu đồng). Số tiền này được cho là tương đối thấp, sau thế kỷ 21, cơn sốt sưu tầm tiền cổ càng mạnh hơn. Năm 2018, một đồng kim phật nguyên bảo được bán với giá cao ngất ngưởng là 4,18 triệu nhân dân tệ (khoảng gần 15 tỷ đồng).
Tất nhiên, đây là mức giá cao ngất trời, vào những năm 1980 và 1990, một đồng xu hình Phật bằng vàng trị giá hơn 100.000 nhân dân tệ (khoảng gần nửa tỷ đồng) trên thị trường.Kể từ khi đồng tiền cổ kim phật xuất hiện trở lại, các nhà sử học cũng đã chú ý và tiến hành nghiên cứu. Họ cũng đặt mục tiêu là núi Ngũ Đài, bởi họ nghi ngờ những đồng tiền này từ núi Ngũ Đài mà ra, nhưng không có bằng chứng xác thực. Tất cả những bước đột phá đều đến từ người đàn ông tên Hồ Chiêm Binh này.
Một đồng xu cổ có giá hơn 100.000 tệ trên thị trường, nhưng những người dân không nhận ra giá trị lịch sử của những đồng tiền kim phật tượng này. Được biết, Hồ Chiêm Binh đã bán lại chúng cho những người buôn bán đồ cổ với giá ban đầu là 100 nhân dân tệ (khoảng gần 400 nghìn đồng). Sau khi những đồng tiền này được đưa vào thị trường ngay lập tức đã làm dấy lên sự cảnh giác của các nhà khảo cổ và chuyên gia văn hóa. Cảnh sát cũng đã tiến hành điều tra và thu hồi được hơn 3.000 đồng tiền vàng kim phật tượng, tương đương với việc cứu vãn được hơn 1 tỉ đồng nhân dân tệ (khoảng 3500 tỷ đồng) tổn thất.
Ngoài ra còn có một số đồng kim phật tượng nguyên bảo bị lưu lạc ở nước ngoài và khó có thể lấy lại được, chính vì vậy mà những đồng tiền kim phật tượng của năm 2018 giá cao ngất trời.