Để đến Hoa Kỳ theo tính chất tạm thời, với mục đích du lịch, làm việc ngắn hạn, học tập và trao đổi văn hóa.
Đối với công dân nước ngoài muốn cư trú lâu dài tại Hoa Kỳ.
Thông điệp an ninh cho công dân Hoa Kỳ ở Việt Nam
Công dân Hoa Kỳ tại Việt Nam xin liên hệ: – Hà Nội: (024) 3850-5000 – TP. Hồ Chí Minh: (028) 3520-4200 hoặc (028) 3520-4600
Ngoài giờ làm việc xin liên hệ: – Hà Nội: (024) 3850-5000 – TP. Hồ Chí Minh: (028) 3520-4200 hoặc (028) 3520-4600
Nếu gọi từ ngoài lãnh thổ Việt Nam xin liên hệ: – Hà Nội: +8424-3850-5000 – TP. Hồ Chí Minh: +8428-3520-4200 hoặc +8428-3520-4600
Tìm hiểu thêm về chất lượng các cơ hội giáo dục đại học ở Hoa Kỳ, bạn sẽ không tìm thấy bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Số 7 Láng Hạ
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84-24-3850-5000
4 Lê Duẩn, Quận 1
Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: +84-28-3520-4200
ại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ thường niên lần thứ 10 tại Phnom Penh, Campuchia, Tổng thống Mỹ John Biden và các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ nâng tầm quan hệ ASEAN – Hoa Kỳ thành Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện (CSP). Việc Tổng thống Hoa Kỳ John Biden sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á càng thể hiện rõ hơn nữa ưu tiên của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cũng như đối với cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn dắt.
Tại cả hai Hội nghị Cấp cao này, Tổng thống Hoa Kỳ John Biden sẽ tái khẳng định những hỗ trợ mạnh mẽ của Hòa Kỳ đối với Vai trò trung tâm của ASEAN cũng như Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, dựa trên những thành công mang tính lịch sử mà Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ lần đầu tiên tại thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ vào đầu năm nay đã đạt được. Tổng thống Hoa Kỳ John Biden sẽ xem xét việc thực hiện những sáng kiến mới giữa ASEAN và Hòa Kỳ mà ông và các nhà lãnh đạo ASEAN đã khởi động trong năm vừa qua. Đồng thời, Tổng thống Hoa Kỳ John Biden cũng sẽ công bố một số các sáng kiến mới được xây dựng nhằm hỗ trợ bốn trụ cột của Tầm nhìn ASEAN, bao gồm: hợp tác hàng hải, khả năng kết nối, các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp Quốc, và hợp tác kinh tế.
MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN CỦA CHÚNG TA
Mở rộng Kiến trúc ngoại giao của chúng ta: Tổng thống Hoa Kỳ John Biden đã được chứng kiến một sự mở rộng chưa từng có trong quan hệ ASEAN – Hoa Kỳ, với các cột mốc tiêu biểu như sự ra đời của năm cuộc đối thoại cấp cao về y tế, vận tải, trao quyền cho phụ nữ, môi trường và khí hậu, và cuối cùng là năng lượng. Quan hệ ASEAN – Hoa Kỳ còn tăng cường sự tham gia vào các cuộc đối thoại đã có về đối ngoại, kinh tế và quốc phòng, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Xavier Becerra, Bộ trưởng Pete Buttigieg, Giám đốc USAID Samantha Power, John Kerry, Bộ trưởng Jennifer Granholm, Bộ trưởng Antony Blinken, Đại sứ Katherine Tai và Bộ trưởng Lloyd Austin từ phía Hoa Kỳ. Trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN – Hoa Kỳ mới được thiết lập, Hoa Kỳ và ASEAN sẽ tiến hành thể chế hóa và mở rộng hợp tác trong từng lĩnh vực quan trọng, nhằm hỗ trợ việc triển khai mạnh mẽ Tầm nhìn ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cũng như thúc đẩy một khu vực tự do và cởi mở, được kết nối, thịnh vượng, an ninh và có khả năng phục hồi.
Ủng độ Đạo luật đảm bảo sự công nhận và đối xử phù hợp cần thiết để tăng cường quan hệ (PARTNER) với ASEAN: Chính quyền Biden-Harris ủng hộ việc áp dụng luật lưỡng đảng mới xuất hiện gần đây. Luật này cho phép Tổng thống Hòa Kỳ tăng cường các ưu đãi và miễn trừ theo Đạo luật miễn trừ các tổ chức quốc tế cho ASEAN. Tổng thống Hoa Kỳ John Biden bày tỏ mong muốn được ký biên bản luật hóa Đạo luật PARTNER với ASEAN
Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á: Trong năm 2022, Chính phủ Hoa Kỳ tự hào vì đã hỗ trợ hơn 860 triệu USD thông qua Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cho các đối tác khu vực ASEAN của Hoa Kỳ. Những hỗ trợ này của Hòa Kỳ được sử dụng trong việc thúc đẩy tham vọng khí hậu và quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, cải thiện tiếp cận giáo dục, tăng cường hệ thống y tế, các nỗ lực hiện đại hóa an ninh, pháp quyền và nhân quyền, v.v.
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG KẾT NỐI
Sáng kiến Xe điện ASEAN – Hoa Kỳ: Hôm nay, Tổng thống Hoa Kỳ John Biden đã khởi động Sáng kiến Xe điện ASEAN – Hoa Kỳ. Thông qua sáng kiến này, ASEAN và Hoa Kỳ sẽ cùng nhau phát triển một hệ sinh thái xe điện (EV) tích hợp ở khu vực Đông Nam Á, qua đó tăng cường khả năng khả năng kết nối của khu vực và đảm bảo các quốc gia ASEAN có thể đạt được các mục tiêu tham vọng về cắt giảm khí thải. Là sáng kiến hàng đầu Đối thoại Đối tác Giao thông ASEAN – Hoa Kỳ, Sáng kiến Xe điện ASEAN – Hoa Kỳ sẽ:
Nền tảng cho Cơ sở hạ tầng và Khả năng kết nối ASEAN – Hoa Kỳ: Tổng thống Hoa Kỳ John Biden đã công bố việc thành lập một Nền tảng cho Cơ sở hạ tầng và Khả năng kết nối ASEAN – Hoa Kỳ, một cơ cơ chế đồng phát triển dựa theo nhu cầu. Thông qua cơ chế này, Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ những sáng kiến của ASEAN nhằm tăng cường khả năng kết nối trên toàn khu vực Đông Nam Á, cũng như tạo điều kiện để các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực nhận được các nguồn đầu tư chất lượng cao, dưới sự bảo trợ của sáng kiến Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư toàn cầu (PGII). Đặt trụ sở tại Jakarta nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác với Ban Thư ký ASEAN và Ủy ban các Đại diện Thường trực ASEAN, sáng kiến này sẽ hỗ trợ việc triển khai Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN 2025, Nghiên cứu tổng thể về kết nối ASEAN III, cũng như các sáng kiến có mức độ ưu tiên cao khác về cơ sở hạ tầng tại khu vực ASEAN.
Chương trình Phát triển các Nhà lãnh đạo Quốc phòng mới: Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ có kế hoạch đầu tư khoảng 10 triệu USD mỗi năm để khởi động và hỗ trợ một mạng lưới các nhà lãnh đạo quốc phòng mới ở khu vực Đông Nam Á. Sáng kiến này sẽ mang lại cơ hội được tham gia các khóa đào tạo với mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyên môn hóa lĩnh vực quốc phòng, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và kết nối bền vững giữa thế hệ các nhà lãnh đạo quốc phòng Đông Nam Á tiếp theo và những người đồng cấp Hoa Kỳ. Các nội dung đào tạo cho nhóm đối tượng này sẽ bao gồm các lớp đào tạo tiếng Anh, cũng như các khóa học về luật quốc tế, lập kế hoạch chiến lược quốc phòng, cũng như phân bổ ngân sách và tài nguyên cho quốc phòng một cách có trách nhiệm. Chương trình hướng tới xây dựng khả năng kết nối giữa người với người, thông qua hỗ trợ mạng lưới cựu các sinh viên, tạo điều kiện để tổ chức các cuộc trao đổi với quan chức cấp cao, cũng như cung cấp các khóa học và đào tạo tiếp theo.
ĐẠT ĐƯỢC CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
An ninh lương thực và Khả năng tiếp cận nguồn nước sạch: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cho biết sẽ đầu tư 57 triệu USD vào các chương trình trên toàn khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy an ninh lương thực và đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn nước sạch. Trong số đó sẽ có một chương trình mới mang tên “Thực phẩm cho trường học”, với mục tiêu hỗ trợ suất ăn cho 109.000 học sinh tại Campuchia trong vòng 5 năm tới. Ngoài ra, phía Hoa Kỳ cũng sẽ hỗ trợ các khoản vay để cung cấp nguồn nước uống có chi phí hợp lý cho những nhóm dân số dễ bị tổn thương tại Đông Nam Á cũng như Ấn Độ, đồng thời giúp đỡ Philippin mở rộng việc sản xuất các sản phẩm hữu cơ từ dừa.
Chuỗi cung ứng chăm sóc sức khỏe có khả năng thích ứng: Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ sẽ hợp tác với Quỹ Quadria Capital III để đầu tư 75 triệu USD vào công tác củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe và xây dựng các chuỗi cung ứng chăm sóc sức khỏe có khả năng thích ứng trên toàn khu vực Đông Nam Á, cũng như tại Ấn Độ và Sri Lanka. Quan hệ hợp tác này sẽ giúp gia tăng khả năng tiếp cận, khả năng chi trả, nhận thức, cũng như chất lượng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người có thu nhập thấp và trung bình trên toàn khu vực.
Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi: Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED) bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó bao gồm thông qua hỗ trợ từ USAID và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ đã cử các Cố vấn kỹ thuật khu vực đến hỗ trợ ACPHEED trong các lĩnh vực như phát triển nhân lực, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, kháng thuốc kháng sinh, theo dõi các bệnh đường hô hấp, cũng như các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Trung tâm ASEAN về biến đổi khí hậu: Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Trung tâm ASEAN về Biến đổi Khí hậu mới được thành lập và có trụ sở tại Brunei Darussalam thông qua nhiều hình thức, bao gồm việc trao đổi kỹ thuật với các chuyên gia khí hậu hàng đầu của Hoa Kỳ. Lấy ví dụ, Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ sẽ cung cấp các khóa đào tạo giúp nâng năng lực của Trung tâm ASEAN về Biến đổi Khí hậu trong lĩnh vực như nghiên cứu khử cacbon, lập kế hoạch quản lý thảm họa, cũng như nhiều lĩnh vực khác.
Quyền của Người khuyết tật: Hoa Kỳ đang hợp tác cùng ASEAN và các đối tác xã hội dân sự khác để khởi động Đối thoại ASEAN – Hoa Kỳ về Quyền của Người khuyết tật. Đối thoại sẽ tập trung vào công tác triển khai Kế hoạch tổng thể ASEAN về lồng ghép quyền của người khuyết tật, cũng như nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên tham gia vào Công ước về Quyền của Người khuyết tật. Hoa Kỳ cũng sẽ giúp đỡ các chương trình bổ trợ có chức năng hỗ trợ các quốc gia ASEAN và các tổ chức của người khuyết tật, nhằm đẩy nhanh việc thực hiện Kế hoạch tổng thể ASEAN trong khu vực.
Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vào tháng 12, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID sẽ phối hợp cùng ASEAN và Tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc để sẽ triển khai Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh. Được dựa trên những thành công mà Đối thoại cấp Bộ trưởng ASEAN – Hoa Kỳ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ đã đạt được, Kế hoạch hành động này sẽ được triển khai thông qua sự hợp tác giữa Ủy ban Phụ nữ ASEAN và Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KINH TẾ
Hỗ trợ các doanh nhân nữ: Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ sẽ cung cấp khoản vay trị giá 215 triệu USD cho các tổ chức tài chính tại khu vực Đông Nam Á nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nhân nữ, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ. Khoản đầu tư này sẽ giúp những phụ nữ có thu nhập thấp có thể tiếp cận nguồn vốn và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, đồng thời giúp giải quyết khoảng cách tín dụng cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững: Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ sẽ đầu tư 13 triệu USD cho các sáng kiến dự án cơ sở hạ tầng mới, được thiết kế để bổ sung nguồn tài chính cho công tác xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng bền vững và có chất lượng cao, với tổng giá trị hơn 7 tỷ USD trên toàn khu vực Đông Nam Á. Những dự án này sẽ giúp nâng cao khả năng kết nối của hệ thống giao thông vận tải và chuỗi cung ứng, củng cố an ninh năng lượng trong khu vực và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện các dịch chăm sóc sức khỏe, đồng thời nâng cao năng lực kết nối kỹ thuật số.
Các tiêu chuẩn đối với Kinh tế kỹ thuật số và Thương mại kỹ thuật số: Nhằm củng cố hệ sinh thái thương mại kỹ thuật số của khu vực ASEAN và tăng cường khả năng kết nối của khu vực, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ hợp tác cùng Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng ASEAN (ACCSQ) để cùng xây dựng các chương trình về tiêu chuẩn đối với an ninh mạng và niềm tin kỹ thuật số. Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tổ chức các cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo ngành của Hoa Kỳ và Nhóm làm việc ASEAN về Tiêu chuẩn và Tuân thủ trong thương mại kỹ thuật số, nhằm thúc đẩy các thông lệ pháp lý tốt, đối phó với những rủi ro trên không gian mạng, đồng thời nỗ lực thực hiện các thông lệ tốt nhất trong công tác hài hòa hóa khu vực và nâng cao khả năng tương tác.
Học viện SME ASEAN 2.0: Vào tháng 4 năm 2022, với sự hợp tác cùng Hội đồng Kinh doanh ASEAN – Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID đã cho ra mắt Học viện SME ASEAN 2.0. Từ đây, USAID sẽ tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực ASEAN, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và giải quyết vấn đề chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Các tài liệu mới nhằm tăng cường quá trình phục hồi của doanh nghiệp nhỏ sẽ được xuất bản bằng bốn ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Thái, tiếng Indonesia và tiếng Việt) vào năm 2023. Thông qua nền tảng SME Academy được hiện đại hóa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được trang bị các công cụ tốt hơn để có thể quản lý dòng tiền, tăng doanh thu, cũng như áp dụng công nghệ kỹ thuật số nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển.
TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC HÀNG HẢI
Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định: Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID đang hỗ trợ cải thiện năng lực của khu vực trong công tấc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua Dự án Ngư nghiệp Bền vững tại khu vực Châu Á (SuFiA). Dự án SuFiA đang hợp tác cùng Ban thư ký ASEAN và các nước thành viên ASEAN nhằm triển khai mô hình dịch vụ kỹ thuật theo nhu cầu cho khu vực, tiến hành phân tích bình đẳng giới và hòa nhập xã hội, trong đó tập trung vào các ngư dân quy mô nhỏ và thanh niên bản địa, cũng như đánh giá rủi ro của hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trong khu vực.
Bài của vnmission | 17 Tháng Mười Một, 2022 | Tìm kiếm: Đông Á và Thái Bình Dương, Tờ thông tin, Tổng thống Hoa Kỳ
Footer Disclaimer