Nguồn hình ảnh, Getty Images
Việt Nam đã bốn lần bỏ phiếu trắng cho các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh mà Nga phát động tại Ukraine
Việt Nam ngày 14/11 lại bỏ phiếu trắng khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua nghị quyết khuyến nghị mở tiến trình bồi thường chiến tranh cho Ukraine.
Nghị quyết hôm 14/11 lên án Nga xâm lăng và ủng hộ các bước đi tiến tới việc buộc Moscow bồi thường cho sự tàn phá quân Nga gây ra ở Ukraine.
Cụ thể nội dung nghị quyết nêu "Nga phải chịu các hậu quả pháp lý về tất cả những hành động sai trái về mặt quốc tế, bao gồm bồi thường cho những người bị thương, bao gồm bất kỳ tổn thất nào bị những hành động như vậy gây nên."
Nghị quyết lần này, lần thứ tư về Nga xâm lăng Ukraine, không có tính ràng buộc về mặt pháp lý, đã được thông qua với 94 phiếu thuận, 73 phiếu trắng và 13 phiếu chống.
Khác Việt Nam và Lào, Campuchia và ông Hun Sen được khen vì ủng hộ Ukraine
Bill Hayton hỏi trong cuộc chiến Ukraine, VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?
TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'
Đây cũng là lần bỏ phiếu có số phiếu thuận thấp nhất trong tổng số bốn nghị quyết trước được đưa ra bỏ phiếu tại Đại Hội đồng LHQ.
Có 14 nước đã bỏ phiếu chống trong nghị quyết lần này, trong đó có Nga, Trung Quốc và Iran.
Trong khối ASEAN, thì đa số nước gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan, Brunei, Indonesia và Campuchia đã bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết, trong khi đó Singapore và Philippines thì bỏ phiếu thuận.
Cho đến nay, Việt Nam và Lào là hai quốc gia trong khối có số lần bỏ phiếu giống nhau như bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine, việc Nga sáp nhập trái phép bốn vùng lãnh thổ của Ukraine và bỏ phiếu chống nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã bốn lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống đối với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh mà Nga phát động tại Ukraine.
Mặc dù các nghị quyết của Đại Hội đồng LHQ không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng lại có một sức nặng về mặt chính trị.
Putin khó tránh trách nhiệm khi quân Nga thất bại ở Ukraine
LHQ tạm đình chỉ Nga ở Hội đồng Nhân quyền: Việt Nam cùng Lào và TQ chống lại
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Một người dân trở lại ngôi nhà bị hư hại nặng nề sau đợt giao tranh dữ dội giữa Nga và Ukraine gần thành phố Snihurivka (Ukraine), hình ảnh ngày 13/11
Bình luận với BBC vào hôm nay 15/11, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Taiwan NextGen Foundation và Pacific Forum cho rằng:
"Việc bỏ phiếu trắng trong nghị quyết đòi Nga bồi thường thiệt hại cho Ukraine phản ánh sự tiếp nối của tính “trung lập” trong chính sách đối ngoại Việt Nam và nỗ lực duy trì sự cân bằng tối đa trong quan hệ với các cường quốc. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy Việt Nam vẫn đặc biệt xem trọng mối quan hệ có tính lịch sử với Nga – một trong ba “đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam và đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều, cả về khía cạnh ngoại giao, kinh tế, và quân sự trong quá trình quốc gia này đấu tranh giành độc lập."
LHQ tạm đình chỉ Nga ở Hội đồng Nhân quyền: Việt Nam cùng Lào và TQ chống lại
Khác Việt Nam và Lào, Campuchia và ông Hun Sen được khen vì ủng hộ Ukraine
Hôm 05/11, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nhấn mạnh lại đường lối đối ngoại "không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải".
Cụ thể theo tường thuật của truyền thông Việt Nam, ông Chính nói "Chúng ta ứng xử với những vấn đề quốc tế phức tạp vừa qua, ví dụ như vấn đề Ukraine thì thái độ của chúng ta thể hiện ở Liên hợp quốc cũng được bạn bè chia sẻ trong bối cảnh khó khăn và trong bối cảnh chúng ta phải thể hiện chính kiến. Đường lối đối ngoại của chúng ta không có “chọn bên” mà chúng ta chọn công lý và lẽ phải. Vì vậy, các vấn đề liên quan đến quốc tế vì hòa bình, hợp tác phát triển ở khu vực trên thế giới, phù hợp với đường lối, quan điểm đối ngoại của chúng ta thể hiện thái độ theo tinh thần như vậy.”
Cũng như những lần bỏ phiếu trắng trước đây, truyền thông Việt Nam tiếp tục im lặng. Thay vào đó, hôm nay, Việt Nam chỉ nêu:
"Đại sứ Đặng Hoàng Giang chia sẻ xuất phát từ lịch sử từng trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh giành độc lập và bảo vệ độc lập, Việt Nam ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc khắc phục hậu quả chiến tranh để tái thiết đất nước, duy trì hòa bình bền vững, ổn định cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, Việt Nam tin tưởng rằng trong mọi xung đột, các bên liên quan và đối tác quốc tế cần hết sức nỗ lực góp phần giải quyết hậu quả chiến tranh, phù hợp với luật pháp quốc tế."
TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'
Putin khó tránh trách nhiệm khi quân Nga thất bại ở Ukraine
Bình luận về đường lối đối ngoại "công lý và lẽ phải" của Việt Nam, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng cho rằng:
"Việc bỏ phiếu trắng, dù đúng về nguyên tắc, nhưng có thể đặt dấu hỏi về tính đạo đức trong quan hệ quốc tế và ý nghĩa của “lẽ phải” trong tuyên bố của Việt Nam. Dù rằng nghị quyết buộc Nga bồi thường thiệt hại trong cuộc chiến với Ukraine mang ý nghĩa chính trị là chủ yếu thay vì tính ràng buộc, điều này có thể mang hàm ý là các nước nhỏ phải thận trọng về nguy cơ chiến tranh và có quyền đòi hỏi sự bồi thường trong trường hợp bị xâm lấn bởi nước lớn."
"Những thử thách này sẽ còn tồn tại cho Việt Nam, một nước nhỏ bên cạnh láng giềng lớn hơn và tham vọng hơn là Trung Quốc. Dù quan hệ giữa Việt Nam với Nga vẫn duy trì tính truyền thống và hữu nghị, quan hệ giữa Việt Nam và Ukraine nhiều khả năng sẽ có chiều hướng xấu đi, nhất là trên khía cạnh ngoại giao."
Khác Việt Nam và Lào, Campuchia và ông Hun Sen được khen vì ủng hộ Ukraine
Bill Hayton hỏi trong cuộc chiến Ukraine, VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?
TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'
Putin khó tránh trách nhiệm khi quân Nga thất bại ở Ukraine
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Một người dân ở Hà Nội đọc tin tức khi Nga phát động cuộc xâm lược nhằm vào Ukraine vào tháng Hai vừa qua
Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng bình luận:
"Đúng hơn là Việt Nam đã chọn trung thành với lợi ích quốc gia và “nguyên tắc bốn không” trong Sách trắng Quốc phòng công bố năm 2019. Tính “chính nghĩa và lẽ phải” – như tuyên bố của Thủ tướng Phạm Minh Chính—có thể được hiểu là cam kết với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và không ủng hộ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế."
"Với vị thế đang suy yếu và sự cô lập từ nhiều quốc gia, đặc biệt là Phương Tây, thì cho rằng Nga là “một phe” mà Việt Nam có thể dựa vào sẽ không thuyết phục, nhất là khi Việt Nam vẫn đang phát triển quan hệ với các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc".
TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'
Putin khó tránh trách nhiệm khi quân Nga thất bại ở Ukraine
Chuyên gia quan hệ quốc tế từ tổ chức Taiwan NextGen Foundation và Pacific Forum nhận định Việt Nam vẫn duy trì lập trường “ủng hộ lẽ phải” và các nguyên tắc của luật quốc tế, và việc bỏ phiếu này cho thấy Việt Nam ưu tiên lợi ích quốc gia và tính thực dụng (pragmatism) trong quan hệ quốc tế.
"Với việc nhiều quốc gia trong khu vực, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, New Zealand, đang xích lại gần hơn với Việt Nam, dường như quốc gia Đông Nam Á này [Việt Nam] vẫn tự tin về khả năng cân bằng và ứng xử khéo léo trong quan hệ với các nước lớn."
"Lời kêu gọi của Thủ tướng Đức nhấn mạnh đến “tính nguyên tắc” trong quan hệ quốc tế; tuy nhiên, lập trường và ứng xử của Việt Nam qua các lần bỏ phiếu có lẽ không ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ Việt – Đức. Bằng chứng là quan hệ hai nước vẫn phát triển, đặc biệt là về đầu tư và thương mại."
Khác Việt Nam và Lào, Campuchia và ông Hun Sen được khen vì ủng hộ Ukraine
Bill Hayton hỏi trong cuộc chiến Ukraine, VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?
TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'
Putin khó tránh trách nhiệm khi quân Nga thất bại ở Ukraine
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky cho rằng việc Nga chi trả các khoản đền bù là "một phần của thực tiễn pháp lý quốc tế"
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky gọi đây là một nghị quyết "quan trọng".
"Các khoản đền bù mà Nga phải chi trả cho những điều mà Moscow đã thực hiện là một phần của thực tiễn pháp lý quốc tế," ông Zelensky nói.
Đại sứ của Ukraine tại LHQ, Sergiy Kyslytsya phát biểu trước phiên bỏ phiếu tại Đại Hội đồng LHQ ngày 14/11 là Nga đã nhắm mục tiêu vào mọi thứ từ nhà máy đến tòa nhà chung cư và bệnh viện.
"Ukraine sẽ mang một nhiệm vụ đầy khó khăn trong việc tái thiết quốc gia và hồi phục từ cuộc chiến tranh này, nhưng sự hồi phục sẽ không bao giờ có thể hoàn thành mà không có công lý cho các nạn nhân từ cuộc chiến tranh của Nga. Đây là lúc Nga phải lãnh chịu trách nhiệm," ông Kyslytsya nói.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại LHQ, Vassily Nebenzia phát biểu trước phiên bỏ phiếu là các điều khoản về nghị quyết này là "vô giá trị về mặt pháp lý" và hối thúc các nước bỏ phiếu chống.
"Phương Tây đang cố gắng kéo dài và làm trầm trọng thêm cuộc xung đột này và có kế hoạch sử dụng tiền của Nga cho điều này," ông Nebenzia nói.
Phát biểu trên Telegram, cựu Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev, hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga nói, "Những nước Anglo-Saxon rõ ràng đang cố gắng cùng nhau xoay sở để có một nền tảng pháp lý cho việc tịch thu bất hợp pháp tài sản của Nga."
Khác Việt Nam và Lào, Campuchia và ông Hun Sen được khen vì ủng hộ Ukraine
Bill Hayton hỏi trong cuộc chiến Ukraine, VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?
TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'
Putin khó tránh trách nhiệm khi quân Nga thất bại ở Ukraine
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Đại sứ Nga tại LHQ, Vassily Nebenzia nói "Phương Tây đang cố gắng kéo dài và làm trầm trọng thêm cuộc xung đột [Ukraine] và có kế hoạch sử dụng tiền của Nga cho điều này"
Cho đến nay lập trường đối ngoại của Việt Nam liên quan đến "công lý và lẽ phải" hay nền ngoại giao 'cây tre' đã bị đặt dấu chấm hỏi liên quan đến các lần bỏ phiếu sau khi cuộc chiến tranh Ukraine bùng phát.
Lần đầu tiên, ngày 01/03, khi bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu trắng.
Lần thứ hai, ngày 24/03, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết yêu cầu bảo vệ dân thường, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng.
Lần thứ ba, ngày 07/04, đề nghị trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu chống.
Lần thứ tư, ngày 12/10 rạng sáng 13/10 theo giờ Việt Nam, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia trên thế giới chống Nga sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine.
Lần thứ năm, ngày 14/11, Việt Nam tiếp tục bỏ phiếu trắng khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết khuyến nghị mở tiến trình bồi thường chiến tranh cho Ukraine.
Khác Việt Nam và Lào, Campuchia và ông Hun Sen được khen vì ủng hộ Ukraine
Bill Hayton hỏi trong cuộc chiến Ukraine, VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?
TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'
Putin khó tránh trách nhiệm khi quân Nga thất bại ở Ukraine
© 2023 BBC. BBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài. Tìm hiểu cách chúng tôi tiếp cận việc dẫn tới trang ngoài