Trở lại trang chủ
Theo tôi, Việt Nam cần xác định rằng với một nền kinh tế như Việt Nam hiện nay thì nguồn vốn quốc tế sẽ dần trở nên kém quan trọng hơn.
Để huy động nguồn tài chính công quốc tế, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần tăng cường củng cố hệ thống tài chính trong nước và cải cách các thể chế chính sách tài chính để trở nên đáng tin cậy đối với người cho vay và nhà đầu tư khu vực công quốc tế.
Để huy động nguồn tài chính tư nhân quốc tế, các cơ hội đầu tư cần vừa có lợi nhuận, vừa rõ ràng và có thể dự đoán được. Ví dụ như Chính phủ Việt Nam có thể đầu tư trước vào các dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu, đảm bảo cơ sở hạ tầng này sẵn sàng để đón dòng vốn đầu tư. Chính phủ Việt Nam cũng cần đảm bảo môi trường pháp lý an toàn nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân quốc tế.
Ngay từ khâu lập kế hoạch, việc ra quyết định đầu tư công nên được cơ cấu lại, thực sự nhìn vào kết quả đầu ra hơn là đầu vào, điều đó sẽ giúp thu hút đầu tư tư nhân. Tôi tin rằng chúng ta cũng cần xem xét lại cách đầu tư có thể hỗ trợ các ưu tiên phát triển quốc gia. Điều quan trọng nữa là phải đảm bảo rằng các dự án liên tỉnh, liên vùng được hỗ trợ tốt hơn.
Từ góc độ ngành, sự gắn kết chính sách có ý nghĩa quan trọng. Chúng ta cần tập trung vào sự gắn kết chính sách giữa các ngành trong giai đoạn thực hiện.
Thêm vào đó, cần xem xét năng lực của các chủ thể địa phương trong việc đảm bảo rằng chính quyền địa phương và các chủ thể địa phương có khả năng thực hiện và giám sát các dự án một cách hiệu quả.
Phát triển bền vững là một chương trình nghị sự gắn kết, được tích hợp với tất cả các mục tiêu phát triển được kết nối với nhau. Việt Nam đã làm rất tốt trong việc thực hiện các mục tiêu này, thể hiện ở sự cải thiện nhiều chỉ số phát triển. Nhiều người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo cũng như chúng tôi cũng đã chứng kiến sự cải thiện đáng kể trong các chỉ số về giáo dục và y tế.
Đồng thời, Việt Nam đã cam kết hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050. Để làm được điều đó, cần phải thay đổi cách chúng ta đang nghĩ về con người và sự thịnh vượng trong khuôn khổ quan điểm của chính phủ.
Trong tương lai, cần nỗ lực nhiều hơn nữa để hướng tới một sự phát triển bền vững và toàn diện hơn, có tính đến quỹ đạo và mục tiêu tăng trưởng mà Việt Nam mong muốn, đồng thời bảo vệ sức khỏe của trái đất và môi trường.
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 50 phát hành ngày 12-12-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam
Tổng biên tập:
TS. Chử Văn Lâm
Tổng thư ký tòa soạn:
Đào Quang Bính
Giấy phép Tạp chí điện tử số:
272/GP-BTTTT ngày 26/6/2020
Phát triển bởi Hemera Media
Bản quyền thuộc về VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.
Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.
Trụ sở: Số 96-98 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 62603760
Điện thoại: 02437552050